Được tạo bởi Blogger.
Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014
Vòng Tay Chị, Vòng Tay Em
Cuộc sống của tôi đã trải qua những ngày buồn tủi và cơ cực: từ nhỏ tôi đã sớm mất ba, chín tuổi tôi đã phải đi kiếm miếng ăn: rửa chén cho một quán ăn gần nhà. Người ta trả công cho tôi bằng những bát cơm và tôi mang về góp phần nuôi các em.
Còn bé quá nên tôi vụng về lóng ngóng, có khi làm vỡ, có khi ngủ gục ngay bên đống bát đĩa và tôi đã phải hứng quá nhiều những trận đòn... Nhiều lần họ lấy chính những mảnh vỡ đánh lên đầu tôi, máu chảy. Có lúc xây xẩm mặt mày, nước mắt chảy, loạng choạng bước đi nhưng tay tôi vẫn ôm chặt thau cơm về cho các em...
Cuộc sống cơ cực đó vẫn tiếp diễn cho đến năm tôi 16 tuổi gia đình tôi xuất cảnh đi Mỹ. Nhưng oái oăm là người anh trai của tôi bị bệnh tâm thần, không đi được, mà nhà chỉ có mình tôi là gái nên tôi đã ở lại chăm sóc anh.
Cả nhà tôi ra đi, gửi tôi và người anh ngây dại cho một người quen. Rồi ngày qua, bệnh của anh tôi ngày một nặng, không thể ở lại nhà người quen được nữa, tôi phải dắt anh đi tìm chỗ ở khác và cũng từ đó tôi mất luôn liên lạc với gia đình.
Một thời gian sau đó, tin buồn lại đến với tôi: người dì (em ruột của mẹ) bị bệnh nặng, trong khi năm đứa con của dì còn quá nhỏ. Có mấy công ruộng dì đã phải bán hết để chữa bệnh nhưng không khỏi. Trước tình cảnh này tôi đã quyết đưa dì lên Sài Gòn chữa trị. Bác sĩ nói dì bị lao phổi, phổi bị lủng ba lỗ, bị kháng thuốc, việc chữa trị rất tốn kém. Nghĩ đến năm đứa con nheo nhóc của dì, tôi rất sợ, sợ một ngày các em không còn mẹ trên cuộc đời này...
Từ đó tôi lao vào công việc, không kể ngày đêm. Ngày đi làm cho một công ty sơn mài, đêm về tôi cố bươn chải, lúc bán hoa dạo cho đám cưới, khi thì phụ bếp, lúc lại phục vụ ở quán ăn, đêm nào cũng khuya lơ khuya lắc mới về. Có những đêm về trong cơn mưa ướt lạnh, giữa những con đường thênh thang, tôi bỗng thấy mình thật nhỏ bé và đâm ra lo lắng, sợ hãi vô cùng. Những đêm như thế, tôi run rẩy ghé vào một trụ sở công an trong bộ đồ ướt lạnh, ngồi chờ cho đến khi trời sáng mới về.
18 tháng trôi qua, tái khám chưa hết bệnh, dì tiếp tục điều trị thêm 12 tháng nữa, nhưng mới được bảy tháng thì tôi ngã bệnh, mà việc chữa trị của dì không thể thiếu một ngày thuốc nào. Biết làm sao được, tôi phải đi vay tiền trả lãi. Rồi dì khỏi bệnh, trở về quê nhà. Khi dì đi rồi tôi gọi người đến bán xe (tài sản duy nhất còn lại) để trả nợ. Ai ngờ, tôi tin người và đã bị lừa mất luôn chiếc xe. Không có tiền trả, chủ nợ đến đánh và làm nhục tôi, cùng đường, tuyệt vọng, tôi như điên dại, uống một mớ thuốc ngủ... Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên giường bệnh…
Ra viện với tấm thân tiều tụy, không còn đường nào khác, tôi đã tạm gửi người anh cho một người quen của mẹ rồi tìm đến chùa Linh Quang (P.15, Phú Nhuận) xin tá túc. Cảnh chùa thật buồn, tôi sống trong sự nhớ thương da diết, trước mắt tôi luôn hiện lên hình ảnh về má và các em, nhất là Huy, đứa em từ nhỏ tôi luôn ẵm bồng, đút từng miếng cơm... Trong chùa ngày ngày tôi lau bụi những pho tượng Phật. Thỉnh thoảng nhìn lên tượng Phật, tôi khẩn cầu: “Xin hãy giúp con quên đi những phiền muộn, gặp lại gia đình...”.
Và như một phép mầu, vào một buổi sáng, tôi đang chập chờn trong giấc ngủ bỗng nghe tiếng gọi “chị ơi”. Tôi cứ ngỡ mình đang mơ, nhưng lại có tiếng gọi tiếp: “Chị ơi! Em là Huy đây mà, chị ơi...”. Không phải là mơ rồi. Hai chị em ôm nhau khóc như chưa bao giờ được khóc. Trong nước mắt em nói: “Sao ra nông nỗi này, chị ơi, em có lỗi với chị”. Em kể: “Từ khi má và các em mất liên lạc với anh chị, gia đình rất lo lắng, nhờ người đi tìm hỏi khắp nơi. Khi biết tin chị vào chùa, em như bị sét đánh, đã tức tốc bay về...”.
Với những tình cảm quá yêu thương của em, trái tim tôi như được sống lại. Giờ đây tôi lại là người may mắn, anh Hai tôi đã hết bệnh, cả gia đình tôi sắp được đoàn tụ, ấm êm như ngày xưa…
Bích Phượng (Gò Vấp, TP.HCM)
Còn bé quá nên tôi vụng về lóng ngóng, có khi làm vỡ, có khi ngủ gục ngay bên đống bát đĩa và tôi đã phải hứng quá nhiều những trận đòn... Nhiều lần họ lấy chính những mảnh vỡ đánh lên đầu tôi, máu chảy. Có lúc xây xẩm mặt mày, nước mắt chảy, loạng choạng bước đi nhưng tay tôi vẫn ôm chặt thau cơm về cho các em...
Cuộc sống cơ cực đó vẫn tiếp diễn cho đến năm tôi 16 tuổi gia đình tôi xuất cảnh đi Mỹ. Nhưng oái oăm là người anh trai của tôi bị bệnh tâm thần, không đi được, mà nhà chỉ có mình tôi là gái nên tôi đã ở lại chăm sóc anh.
Cả nhà tôi ra đi, gửi tôi và người anh ngây dại cho một người quen. Rồi ngày qua, bệnh của anh tôi ngày một nặng, không thể ở lại nhà người quen được nữa, tôi phải dắt anh đi tìm chỗ ở khác và cũng từ đó tôi mất luôn liên lạc với gia đình.
Một thời gian sau đó, tin buồn lại đến với tôi: người dì (em ruột của mẹ) bị bệnh nặng, trong khi năm đứa con của dì còn quá nhỏ. Có mấy công ruộng dì đã phải bán hết để chữa bệnh nhưng không khỏi. Trước tình cảnh này tôi đã quyết đưa dì lên Sài Gòn chữa trị. Bác sĩ nói dì bị lao phổi, phổi bị lủng ba lỗ, bị kháng thuốc, việc chữa trị rất tốn kém. Nghĩ đến năm đứa con nheo nhóc của dì, tôi rất sợ, sợ một ngày các em không còn mẹ trên cuộc đời này...
Từ đó tôi lao vào công việc, không kể ngày đêm. Ngày đi làm cho một công ty sơn mài, đêm về tôi cố bươn chải, lúc bán hoa dạo cho đám cưới, khi thì phụ bếp, lúc lại phục vụ ở quán ăn, đêm nào cũng khuya lơ khuya lắc mới về. Có những đêm về trong cơn mưa ướt lạnh, giữa những con đường thênh thang, tôi bỗng thấy mình thật nhỏ bé và đâm ra lo lắng, sợ hãi vô cùng. Những đêm như thế, tôi run rẩy ghé vào một trụ sở công an trong bộ đồ ướt lạnh, ngồi chờ cho đến khi trời sáng mới về.
18 tháng trôi qua, tái khám chưa hết bệnh, dì tiếp tục điều trị thêm 12 tháng nữa, nhưng mới được bảy tháng thì tôi ngã bệnh, mà việc chữa trị của dì không thể thiếu một ngày thuốc nào. Biết làm sao được, tôi phải đi vay tiền trả lãi. Rồi dì khỏi bệnh, trở về quê nhà. Khi dì đi rồi tôi gọi người đến bán xe (tài sản duy nhất còn lại) để trả nợ. Ai ngờ, tôi tin người và đã bị lừa mất luôn chiếc xe. Không có tiền trả, chủ nợ đến đánh và làm nhục tôi, cùng đường, tuyệt vọng, tôi như điên dại, uống một mớ thuốc ngủ... Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm trên giường bệnh…
Ra viện với tấm thân tiều tụy, không còn đường nào khác, tôi đã tạm gửi người anh cho một người quen của mẹ rồi tìm đến chùa Linh Quang (P.15, Phú Nhuận) xin tá túc. Cảnh chùa thật buồn, tôi sống trong sự nhớ thương da diết, trước mắt tôi luôn hiện lên hình ảnh về má và các em, nhất là Huy, đứa em từ nhỏ tôi luôn ẵm bồng, đút từng miếng cơm... Trong chùa ngày ngày tôi lau bụi những pho tượng Phật. Thỉnh thoảng nhìn lên tượng Phật, tôi khẩn cầu: “Xin hãy giúp con quên đi những phiền muộn, gặp lại gia đình...”.
Và như một phép mầu, vào một buổi sáng, tôi đang chập chờn trong giấc ngủ bỗng nghe tiếng gọi “chị ơi”. Tôi cứ ngỡ mình đang mơ, nhưng lại có tiếng gọi tiếp: “Chị ơi! Em là Huy đây mà, chị ơi...”. Không phải là mơ rồi. Hai chị em ôm nhau khóc như chưa bao giờ được khóc. Trong nước mắt em nói: “Sao ra nông nỗi này, chị ơi, em có lỗi với chị”. Em kể: “Từ khi má và các em mất liên lạc với anh chị, gia đình rất lo lắng, nhờ người đi tìm hỏi khắp nơi. Khi biết tin chị vào chùa, em như bị sét đánh, đã tức tốc bay về...”.
Với những tình cảm quá yêu thương của em, trái tim tôi như được sống lại. Giờ đây tôi lại là người may mắn, anh Hai tôi đã hết bệnh, cả gia đình tôi sắp được đoàn tụ, ấm êm như ngày xưa…
Bích Phượng (Gò Vấp, TP.HCM)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét