Được tạo bởi Blogger.
Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014
Ghe Củi Của Bà
Má chồng tôi mất đã bốn lần giỗ mà đôi lúc buổi sớm nằm ngủ nướng trong phòng nghe tiếng ghe ai lụp cụp trên con rạch nhỏ trước nhà tôi vẫn cứ ngỡ như ghe củi của bà đang cập bến. Và chỉ chút nữa thôi sẽ là tiếng reo mừng rỡ của hai đứa nhỏ: “Bà nội ra! Mẹ ơi, bà nội ra!”.
Không hiểu sao khi má chồng còn sống, tôi không bận lòng lắm về những ghe củi chất đầy bà chèo tay từ quê ra đây mà mấy năm nay hình ảnh người mẹ chồng, với đầu tóc bạc trắng, mắt sáng ngời trên chiếc ghe củi cứ day dứt, lay lắt trong tôi là vậy.
Tôi nghe kể lại ông nội chồng tôi giàu lắm nên ba chồng tôi chỉ ăn chơi, phá của rồi nhờ mai mối, nhờ vào thế “môn đăng hộ đối” mới cưới được má chồng tôi, cô gái đẹp nhất, khéo nhất trong một nhà máy xay lúa đồ sộ của vùng đất này.
Từ khi về nhà chồng, má tôi trải bao cảnh truân chuyên, có thể nói toàn khổ nhục chứ chưa một ngày thảnh thơi, nói gì đến hạnh phúc. Vậy mà khi tôi về làm dâu bà không để tôi làm một việc cực nhọc nào trong nhà, bởi: “Con đi làm mệt, lại còn con cái. Cơm nước để má lo”.
Rồi hai đứa con tôi ra đời, đất nước thống nhất, thời bao cấp khó khăn trùng trùng, ba má chồng tôi lui về quê cũ, cải tạo lại mảnh vườn xưa để “mấy đứa nhỏ sau này còn biết mồ mả ông bà”! Những năm ấy má tôi thường chắt mót từng chút thu hoạch được trong vườn, khi thì buồng chuối chín bói, khi trái đu đủ, chùm mận và thỉnh thoảng lại đổ bánh xèo, bánh khọt đem cho chúng tôi...
Những món ăn bà nấu thì ngon lạ lùng. Thằng con trai tôi cứ nói: “Bà nội kho cá kho khô ngon không chê vào đâu được”. Bởi vậy mấy tháng hè, mấy đứa nhỏ chỉ mê về quê để bà “vỗ béo”, như cách nói của bà.
Biết tiền lương giáo viên hai vợ chồng tôi chẳng là bao, hai đứa nhỏ lại đang tuổi lớn, tuổi học nên cứ khoảng hai tháng, bà lại gom một ghe củi đầy chở ra “cho tụi bây đỡ tốn tiền dầu lửa!”.
Có về quê mới thấy bà vất vả thế nào để gom góp từng cành cây khô, từng tàu lá dừa rụng, từng gốc cây mục chẻ ra, phơi thật khô, cột lại từng bó, to nhỏ sắp riêng ra chất đó, rồi mượn ghe trong xóm chèo ra nhà đưa cho chúng tôi. Con đường từ quê ra cặp theo sông lớn cũng hơn chục cây số mà bà toàn chèo tay. Có hôm gặp tàu lớn chạy qua, ghe củi tròng trành, cả củi lẫn người ướt hết.
Bảy năm, hay mười năm, những ghe củi cứ đều đặn chở ra, tôi cũng không còn nhớ. Chỉ biết khi mấy đứa con lớn khôn, đời sống gia đình tôi khấm khá hơn, trong nhà có bếp gas, có nồi cơm điện, những ghe củi của bà mới không còn cập bến nữa.
Mà nếu muốn, má chồng tôi cũng chẳng còn sức lực nữa rồi. Bà không ra chợ thăm cháu con nữa vì căn bệnh ung thư bào mòn. Má chồng tôi nằm xuống trên mảnh đất quê nhà, đúng như ý nguyện bà ngày nào “ai cũng phải có đất quê mà về”...
Bây giờ con trai tôi đã có gia đình, nó lại về quê chăm sóc mảnh vườn thay bà nội và sống với ba nó “để ba được thở không khí trong lành”. Tôi nghĩ thằng nhỏ chắc thương nhớ bà nội nhiều nên không muốn để vườn không nhà trống.
Chị nó thì bận công tác ở TP rồi. Trong nhà nó đã có bếp gas nhưng ngoài cái chái nhỏ bên hông nhà vẫn còn chiếc cà ràng, cái hỏa lò cũ kỹ của bà. Củi đầy vườn, bỏ phí lắm, nó nói vậy. Và tôi lại nhớ đến những ghe củi của bà...
Từ những ghe củi của bà, con tôi đã khôn lớn nên người, thơm thảo, hiếu thuận và không đứt lìa cội nguồn. Bụi hoa lài bà trồng trước sân nhà vẫn nở trắng bông, thơm ngát bốn mùa cứ khiến tôi cay cay mắt khi hít thật sâu mùi hương quen thuộc.
Và thỉnh thoảng, buổi sáng nằm trong phòng mình ở TP tôi lại nghe tiếng lụp cụp như ghe củi của bà vừa cập bến trước nhà, nghe tiếng reo mừng rỡ của trẻ thơ: “Bà nội ra! Mẹ ơi, bà nội ra!”.
Nguyễn Ngọc Tuyết (Cần Thơ)
Không hiểu sao khi má chồng còn sống, tôi không bận lòng lắm về những ghe củi chất đầy bà chèo tay từ quê ra đây mà mấy năm nay hình ảnh người mẹ chồng, với đầu tóc bạc trắng, mắt sáng ngời trên chiếc ghe củi cứ day dứt, lay lắt trong tôi là vậy.
Tôi nghe kể lại ông nội chồng tôi giàu lắm nên ba chồng tôi chỉ ăn chơi, phá của rồi nhờ mai mối, nhờ vào thế “môn đăng hộ đối” mới cưới được má chồng tôi, cô gái đẹp nhất, khéo nhất trong một nhà máy xay lúa đồ sộ của vùng đất này.
Từ khi về nhà chồng, má tôi trải bao cảnh truân chuyên, có thể nói toàn khổ nhục chứ chưa một ngày thảnh thơi, nói gì đến hạnh phúc. Vậy mà khi tôi về làm dâu bà không để tôi làm một việc cực nhọc nào trong nhà, bởi: “Con đi làm mệt, lại còn con cái. Cơm nước để má lo”.
Rồi hai đứa con tôi ra đời, đất nước thống nhất, thời bao cấp khó khăn trùng trùng, ba má chồng tôi lui về quê cũ, cải tạo lại mảnh vườn xưa để “mấy đứa nhỏ sau này còn biết mồ mả ông bà”! Những năm ấy má tôi thường chắt mót từng chút thu hoạch được trong vườn, khi thì buồng chuối chín bói, khi trái đu đủ, chùm mận và thỉnh thoảng lại đổ bánh xèo, bánh khọt đem cho chúng tôi...
Những món ăn bà nấu thì ngon lạ lùng. Thằng con trai tôi cứ nói: “Bà nội kho cá kho khô ngon không chê vào đâu được”. Bởi vậy mấy tháng hè, mấy đứa nhỏ chỉ mê về quê để bà “vỗ béo”, như cách nói của bà.
Biết tiền lương giáo viên hai vợ chồng tôi chẳng là bao, hai đứa nhỏ lại đang tuổi lớn, tuổi học nên cứ khoảng hai tháng, bà lại gom một ghe củi đầy chở ra “cho tụi bây đỡ tốn tiền dầu lửa!”.
Có về quê mới thấy bà vất vả thế nào để gom góp từng cành cây khô, từng tàu lá dừa rụng, từng gốc cây mục chẻ ra, phơi thật khô, cột lại từng bó, to nhỏ sắp riêng ra chất đó, rồi mượn ghe trong xóm chèo ra nhà đưa cho chúng tôi. Con đường từ quê ra cặp theo sông lớn cũng hơn chục cây số mà bà toàn chèo tay. Có hôm gặp tàu lớn chạy qua, ghe củi tròng trành, cả củi lẫn người ướt hết.
Bảy năm, hay mười năm, những ghe củi cứ đều đặn chở ra, tôi cũng không còn nhớ. Chỉ biết khi mấy đứa con lớn khôn, đời sống gia đình tôi khấm khá hơn, trong nhà có bếp gas, có nồi cơm điện, những ghe củi của bà mới không còn cập bến nữa.
Mà nếu muốn, má chồng tôi cũng chẳng còn sức lực nữa rồi. Bà không ra chợ thăm cháu con nữa vì căn bệnh ung thư bào mòn. Má chồng tôi nằm xuống trên mảnh đất quê nhà, đúng như ý nguyện bà ngày nào “ai cũng phải có đất quê mà về”...
Bây giờ con trai tôi đã có gia đình, nó lại về quê chăm sóc mảnh vườn thay bà nội và sống với ba nó “để ba được thở không khí trong lành”. Tôi nghĩ thằng nhỏ chắc thương nhớ bà nội nhiều nên không muốn để vườn không nhà trống.
Chị nó thì bận công tác ở TP rồi. Trong nhà nó đã có bếp gas nhưng ngoài cái chái nhỏ bên hông nhà vẫn còn chiếc cà ràng, cái hỏa lò cũ kỹ của bà. Củi đầy vườn, bỏ phí lắm, nó nói vậy. Và tôi lại nhớ đến những ghe củi của bà...
Từ những ghe củi của bà, con tôi đã khôn lớn nên người, thơm thảo, hiếu thuận và không đứt lìa cội nguồn. Bụi hoa lài bà trồng trước sân nhà vẫn nở trắng bông, thơm ngát bốn mùa cứ khiến tôi cay cay mắt khi hít thật sâu mùi hương quen thuộc.
Và thỉnh thoảng, buổi sáng nằm trong phòng mình ở TP tôi lại nghe tiếng lụp cụp như ghe củi của bà vừa cập bến trước nhà, nghe tiếng reo mừng rỡ của trẻ thơ: “Bà nội ra! Mẹ ơi, bà nội ra!”.
Nguyễn Ngọc Tuyết (Cần Thơ)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét