Được tạo bởi Blogger.
Thứ Tư, 3 tháng 4, 2013
Giấc Mơ Xa Xăm
Gia đình tôi sống trong một vùng quê nghèo, điều này thì quá đỗi bình thường. Nhưng điều khác biệt mà tôi muốn nói là quê tôi, nơi mà trước đây khi ra đường, người nghèo thường phải cúi đầu trước quan lại, địa chủ, kể cả hương lý, chức dịch trong làng.
Vì vậy ước muốn được ngẩng mặt lên cho đời biết tiếng, cho người biết tên là một ước vọng vô cùng lớn của người dân quê tôi. Ba tôi cũng là một người mang ước mơ cháy bỏng đó.
Nhưng cả đời ba tôi không đạt được ước muốn ấy vì đến nay đã qua lâu rồi cái tuổi cổ lai hi mà cái có thể gọi là sự nghiệp của ông cũng chỉ làng nhàng: tiền cũng không mà tiếng cũng không.
Chưa bao giờ ba tôi bộc lộ ước vọng ấy nhưng tôi biết khi già, người ta trông mong vào con cái...
Tôi cũng chỉ là một kẻ làng nhàng, không có gì có thể gọi là tài giỏi hơn người. Đến nay, trải qua bao chục năm trong đời, tôi mới chắc chắn được điều đó.
Trong suốt 12 năm học phổ thông, thành tích cao nhất tôi đạt được là một vài bằng tưởng lệ, nghĩa là giấy cấp cho học sinh được xếp từ hạng 6 đến hạng 10, còn bảng danh dự cho học sinh từ hạng 5 đến hạng nhất thì không bao giờ tôi với tới.
Tuy tôi chỉ đem về được bằng tưởng lệ nhưng ba tôi vui lắm. Ông đem lồng trong khung kính hẳn hoi. Theo giá trị mà suy lên, nếu tôi đem về tấm bằng tiến sĩ thì ba tôi phải lồng bằng kim cương mới xứng.
Tôi lớn lên với ước mong được.. đề tên của ba tôi.
Trong chốn thương trường như chiến trường thì tôi thua chắc nên tôi chỉ mong tên mình được lên báo một lần. Thế là tôi theo dõi các cuộc thi viết trên các báo. Tôi nhủ rằng dù có dại thì cũng là dại chốn văn chương...
Đầu tiên, tôi háo hức dự thi bình văn trên báo Kiến Thức Ngày Nay. Khi nghe tôi báo tin ấy, chỉ là gửi bài dự thi thôi thì ba tôi đã cho đó là một điều trọng đại. Ông hăng hái khoe với mọi người, trong mọi bữa giỗ, mọi bữa có dịp gặp ai. Lúc đó mắt ba tôi sáng rỡ lên, nói mạnh mẽ như thể tôi vừa đoạt giải Nobel.
Ông quay bên này rồi bên kia để kiếm tìm một sự đồng cảm. Ông say sưa nói đến quên cả ăn giỗ, miếng ăn có nghĩa gì lý gì so với tính danh được ghi vào sử xanh. Chỉ một mình ba tôi tin, nói chính xác hơn không phải là tin mà là mơ ước rằng tên tôi sẽ được ghi vào rừng văn, còn những thực khách khác vẫn không ngừng đũa.
Không ai tin là một gã chân quê lại vượt qua được bao nhiêu văn tài, những người viết hàng ngàn trang sách dễ như không. Tôi cũng như mọi người, chính tôi cũng không tin mình sẽ đạt được một điều gì đó.
Qua mấy kỳ bình văn thì tôi thấy rõ rằng trong rừng văn tôi chỉ là cây cỏ trước những cây đa cây đề to lớn. Không có gì gọi là nản lòng, tôi hăm hở lao vào cuộc thi viết “Kỷ niệm dưới mái trường”, thi viết ngắn, viết 100 chữ. Kết quả cũng y trước, vẫn mãi là về không.
Với ước muốn không bao giờ tắt vì đó là ước muốn của ba tôi, tôi tiến vào cuộc thi ý tưởng pháp luật với cái vốn kiến thức từ những bài “giáo dục công dân” của những năm học trò; thi ý tưởng kinh doanh trên báo Tiếp Thị với kinh nghiệm của một kẻ làm ăn lận đận. Hiệu quả của kỳ này cũng chẳng hơn gì lần trước
Tôi vẫn không nản vì tôi biết nhiều người giỏi lắm, nhiều nhà văn sử dụng từ ngữ kỳ diệu như những nhà ảo thuật. Họ có những cuốn sách mà khi đọc xong, người ta phải còn thổn thức một lúc lâu. Có những cuốn sách mà tôi không dám đọc tiếp vì tác giả khắc họa những ấn tượng khá sâu.
Riêng tôi, tôi vẫn hăng hái bước vào rừng văn vì ít nhất tôi cũng có những xúc cảm như thế. Tôi nghĩ trong rừng, ngoài những con suối lớn thì cũng có những con lạch nhỏ.
Tôi mê mải lao vào các cuộc thi vì cho dù không đạt được kết quả thì đó cũng là những nén tâm nhang tôi thành kính dâng lên đấng sinh thành.
Ba ơi! Khi ước vọng của ba vẫn còn cháy bỏng thì con nguyện sẽ vẫn còn nhen nhóm những ước mơ.
Trần Thiện Vinh
Vì vậy ước muốn được ngẩng mặt lên cho đời biết tiếng, cho người biết tên là một ước vọng vô cùng lớn của người dân quê tôi. Ba tôi cũng là một người mang ước mơ cháy bỏng đó.
Nhưng cả đời ba tôi không đạt được ước muốn ấy vì đến nay đã qua lâu rồi cái tuổi cổ lai hi mà cái có thể gọi là sự nghiệp của ông cũng chỉ làng nhàng: tiền cũng không mà tiếng cũng không.
Chưa bao giờ ba tôi bộc lộ ước vọng ấy nhưng tôi biết khi già, người ta trông mong vào con cái...
Tôi cũng chỉ là một kẻ làng nhàng, không có gì có thể gọi là tài giỏi hơn người. Đến nay, trải qua bao chục năm trong đời, tôi mới chắc chắn được điều đó.
Trong suốt 12 năm học phổ thông, thành tích cao nhất tôi đạt được là một vài bằng tưởng lệ, nghĩa là giấy cấp cho học sinh được xếp từ hạng 6 đến hạng 10, còn bảng danh dự cho học sinh từ hạng 5 đến hạng nhất thì không bao giờ tôi với tới.
Tuy tôi chỉ đem về được bằng tưởng lệ nhưng ba tôi vui lắm. Ông đem lồng trong khung kính hẳn hoi. Theo giá trị mà suy lên, nếu tôi đem về tấm bằng tiến sĩ thì ba tôi phải lồng bằng kim cương mới xứng.
Tôi lớn lên với ước mong được.. đề tên của ba tôi.
Trong chốn thương trường như chiến trường thì tôi thua chắc nên tôi chỉ mong tên mình được lên báo một lần. Thế là tôi theo dõi các cuộc thi viết trên các báo. Tôi nhủ rằng dù có dại thì cũng là dại chốn văn chương...
Đầu tiên, tôi háo hức dự thi bình văn trên báo Kiến Thức Ngày Nay. Khi nghe tôi báo tin ấy, chỉ là gửi bài dự thi thôi thì ba tôi đã cho đó là một điều trọng đại. Ông hăng hái khoe với mọi người, trong mọi bữa giỗ, mọi bữa có dịp gặp ai. Lúc đó mắt ba tôi sáng rỡ lên, nói mạnh mẽ như thể tôi vừa đoạt giải Nobel.
Ông quay bên này rồi bên kia để kiếm tìm một sự đồng cảm. Ông say sưa nói đến quên cả ăn giỗ, miếng ăn có nghĩa gì lý gì so với tính danh được ghi vào sử xanh. Chỉ một mình ba tôi tin, nói chính xác hơn không phải là tin mà là mơ ước rằng tên tôi sẽ được ghi vào rừng văn, còn những thực khách khác vẫn không ngừng đũa.
Không ai tin là một gã chân quê lại vượt qua được bao nhiêu văn tài, những người viết hàng ngàn trang sách dễ như không. Tôi cũng như mọi người, chính tôi cũng không tin mình sẽ đạt được một điều gì đó.
Qua mấy kỳ bình văn thì tôi thấy rõ rằng trong rừng văn tôi chỉ là cây cỏ trước những cây đa cây đề to lớn. Không có gì gọi là nản lòng, tôi hăm hở lao vào cuộc thi viết “Kỷ niệm dưới mái trường”, thi viết ngắn, viết 100 chữ. Kết quả cũng y trước, vẫn mãi là về không.
Với ước muốn không bao giờ tắt vì đó là ước muốn của ba tôi, tôi tiến vào cuộc thi ý tưởng pháp luật với cái vốn kiến thức từ những bài “giáo dục công dân” của những năm học trò; thi ý tưởng kinh doanh trên báo Tiếp Thị với kinh nghiệm của một kẻ làm ăn lận đận. Hiệu quả của kỳ này cũng chẳng hơn gì lần trước
Tôi vẫn không nản vì tôi biết nhiều người giỏi lắm, nhiều nhà văn sử dụng từ ngữ kỳ diệu như những nhà ảo thuật. Họ có những cuốn sách mà khi đọc xong, người ta phải còn thổn thức một lúc lâu. Có những cuốn sách mà tôi không dám đọc tiếp vì tác giả khắc họa những ấn tượng khá sâu.
Riêng tôi, tôi vẫn hăng hái bước vào rừng văn vì ít nhất tôi cũng có những xúc cảm như thế. Tôi nghĩ trong rừng, ngoài những con suối lớn thì cũng có những con lạch nhỏ.
Tôi mê mải lao vào các cuộc thi vì cho dù không đạt được kết quả thì đó cũng là những nén tâm nhang tôi thành kính dâng lên đấng sinh thành.
Ba ơi! Khi ước vọng của ba vẫn còn cháy bỏng thì con nguyện sẽ vẫn còn nhen nhóm những ước mơ.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 comments:
"... khi già, người ta trông mong vào con cái..." thực hiện ước mơ của mình. Thật vậy, đọc bài viết này làm tôi nhớ lại lúc tôi còn học tiểu học cha tôi thường nói về trường trung học đầu tiên ở miền nam - trường Chasseloup Laubat ở Sài Gòn. Đối với tôi lúc bấy giờ chuyện cha nói cho tôi nghe như chuyện đời xưa, nghe cho vui chứ chẳng màng gì. Nhưng năm tháng trôi qua, cha vẫn nói về trường Chasseloup Laubat và dần dần ... Cho đến một ngày, có lẽ tôi chỉ vui một nhưng cha vui tới mười khi tôi được nhận vào học tại trường Chasseloup Laubat ngôi trường trong mơ của cha!
Chuyện tưởng dừng lại ở đây nhưng chưa, mổi dịp chạy xe ngang qua trường đại học khoa học, cha thường hỏi tôi về ước nguyện sau ngày tốt nghiệp phổ thông... Bấy giờ tôi đã hiểu, không phải cha vô cớ hỏi điều này và tôi đã thầm nhắc nhở mình ... "Khi ước vọng của ba vẫn còn cháy bỏng thì con nguyện sẽ vẫn còn nhen nhóm những ước mơ" và tôi đã lấy ước vọng của cha làm động lực để biến Giấc Mơ Xa Xăm của tôi thành hiện thực trên đất Hoa Kỳ.
Đăng nhận xét