Được tạo bởi Blogger.
Thứ Năm, 2 tháng 1, 2014
Vấp Ngã
Ngay từ nhỏ tôi đã theo gia đình lên miền núi theo diện kinh tế mới. Sau khi tôi tốt nghiệp tiểu học, ba mẹ tôi đã gửi tôi về thành phố học tập. Từ một cậu bé miền núi còn bỡ ngỡ, rụt rè trước mọi điều mới lạ, tôi đã nỗ lực hết mình để có được kết quả học tập tốt nhất.
Thời gian lặng lẽ trôi đi, anh em chúng tôi ngày một lớn và trưởng thành, ba mẹ tôi cũng chuyển về thành phố sống. Tôi thi đậu vào trường đại học sư phạm với một tương lai sáng ngời của nghề nhà giáo. Ba mẹ tôi rất tự hào.
Ở trường mới, tôi được thầy cô tín nhiệm giao các trọng trách trong công tác Đoàn, Hội của trường. Nhờ vào các mối quan hệ có được trong công việc, tôi đã nhận nhiều việc làm thêm và cũng nhờ đó mà tôi kiếm được tiền. Những thành công đến một cách dồn dập và bất ngờ, tôi trở thành một người "nổi tiếng" trong công việc và cũng nổi tiếng trong cách tiêu tiền hào phóng...
Từ một sinh viên ngoan ngoãn, hiền lành và đầy hoài bão, tôi trở thành một “công tử Bạc Liêu” trong giới sinh viên. Thời gian đến lớp của tôi ngày càng ít đi, sách vở và tài liệu học tập cũng dần trở nên xa lạ. Bấy giờ, tôi chỉ biết nhiều đến các quán cà phê nổi tiếng, những quán ăn với những buổi say bí tỉ...
Tiền kiếm ra ngày càng ít đi trong khi nhu cầu ăn tiêu thì cứ phình ra mãi, tôi bắt đầu làm quen với tỉ số, với đề lô. Trúng thì vui chơi với nhau để ăn mừng, thua cũng nhậu để xả xui, túng thiếu thì mượn tạm bạn bè đợi “lúc trúng” sẽ trả. Sau một vài lần may mắn, những ngày xui xẻo cứ kéo dài. Những chủ nợ của tôi ngày càng tăng dần.
Tôi không còn là "công tử" mà đã trở thành chúa - “chúa chổm”. Đến khi rà soát lại các khoản tiền nợ, tôi mới giật mình vì khi đó số tiền đã lên tới con số trên hai chục triệu. Sợ các chủ nợ đến đòi, tôi càng lúc càng vắng nhà với nhiều lý do khác nhau, lúc thì ở nhà bạn, lúc thì học ôn thi... Chỉ tội cho ba mẹ tôi, thấy con càng ngày càng gầy ốm, tiều tụy cứ lo lắng: “Tội nghiệp con tôi, lo học nhiều quá...”.
Sau nhiều lần trốn tránh, bưng bít, mọi chuyện cũng đến tai ba tôi. Mẹ tôi bị bệnh tim nên ba tôi không để mẹ phải lo lắng. Ba lặng lẽ gặp riêng tôi hỏi chuyện... Bao lời khuyên răn, trách móc đã quá muộn màng, ba tôi lại âm thầm lo vay mượn để trả nợ nhằm giữ uy tín cho tôi trước xóm làng và cũng để tránh làm phiền lòng mẹ tôi. Từ đó ba tôi làm việc nhiều hơn, ngoài công việc hằng ngày, ba còn kiêm thêm nghề xe ôm.
Nhiều lần nói chuyện với tôi, ba tâm sự: “Mọi chuyện đã qua rồi con ạ! Cả cuộc đời của ba hi sinh vì mấy đứa con. Thương ba, con phải học thật tốt nghe con!”. Đáp lời ba mà lòng tôi đau xót. Chưa bao giờ trong những bữa nhậu mấy trăm nghìn đồng, trong những lần đi uống cà phê hai ba chục nghìn một ly tôi nghĩ đến ba tôi! Giờ đây việc duy nhất tôi phải làm là dùng hành động để chứng minh sự hối cải của mình.
Tốt nghiệp đại học, tôi được nhận vào làm việc tại một cơ quan nhà nước. Bà con lối xóm tất bật đến chúc mừng. Thế nhưng không một ai ngoài tôi biết được rằng những thành quả đó đã được đổi bằng mồ hôi, bằng máu, bằng những đêm trằn trọc, lo lắng của ba tôi... Hằng ngày ba vẫn lao động một cách còm cõi, kiên nhẫn đến héo úa để lo miếng cơm manh áo cho gia đình, lo nuôi hai đứa em tôi đang học đại học và lo... trả nợ cho tôi.
Nhìn bóng ba khấp khểnh khuất sau hoàng hôn để đi làm thêm buổi tối, hai mắt tôi nhòe ướt... Tay run run cầm lấy tiền tháng lương đầu tiên, tai tôi vang lên lời dạy ấm áp và đôn hậu của ba: “Con hãy nhớ rằng chỉ có những đồng tiền kiếm được bằng sức lao động chân chính mới là những đồng tiền có giá trị thật sự!”.
Phạm Ngộ
Thời gian lặng lẽ trôi đi, anh em chúng tôi ngày một lớn và trưởng thành, ba mẹ tôi cũng chuyển về thành phố sống. Tôi thi đậu vào trường đại học sư phạm với một tương lai sáng ngời của nghề nhà giáo. Ba mẹ tôi rất tự hào.
Ở trường mới, tôi được thầy cô tín nhiệm giao các trọng trách trong công tác Đoàn, Hội của trường. Nhờ vào các mối quan hệ có được trong công việc, tôi đã nhận nhiều việc làm thêm và cũng nhờ đó mà tôi kiếm được tiền. Những thành công đến một cách dồn dập và bất ngờ, tôi trở thành một người "nổi tiếng" trong công việc và cũng nổi tiếng trong cách tiêu tiền hào phóng...
Từ một sinh viên ngoan ngoãn, hiền lành và đầy hoài bão, tôi trở thành một “công tử Bạc Liêu” trong giới sinh viên. Thời gian đến lớp của tôi ngày càng ít đi, sách vở và tài liệu học tập cũng dần trở nên xa lạ. Bấy giờ, tôi chỉ biết nhiều đến các quán cà phê nổi tiếng, những quán ăn với những buổi say bí tỉ...
Tiền kiếm ra ngày càng ít đi trong khi nhu cầu ăn tiêu thì cứ phình ra mãi, tôi bắt đầu làm quen với tỉ số, với đề lô. Trúng thì vui chơi với nhau để ăn mừng, thua cũng nhậu để xả xui, túng thiếu thì mượn tạm bạn bè đợi “lúc trúng” sẽ trả. Sau một vài lần may mắn, những ngày xui xẻo cứ kéo dài. Những chủ nợ của tôi ngày càng tăng dần.
Tôi không còn là "công tử" mà đã trở thành chúa - “chúa chổm”. Đến khi rà soát lại các khoản tiền nợ, tôi mới giật mình vì khi đó số tiền đã lên tới con số trên hai chục triệu. Sợ các chủ nợ đến đòi, tôi càng lúc càng vắng nhà với nhiều lý do khác nhau, lúc thì ở nhà bạn, lúc thì học ôn thi... Chỉ tội cho ba mẹ tôi, thấy con càng ngày càng gầy ốm, tiều tụy cứ lo lắng: “Tội nghiệp con tôi, lo học nhiều quá...”.
Sau nhiều lần trốn tránh, bưng bít, mọi chuyện cũng đến tai ba tôi. Mẹ tôi bị bệnh tim nên ba tôi không để mẹ phải lo lắng. Ba lặng lẽ gặp riêng tôi hỏi chuyện... Bao lời khuyên răn, trách móc đã quá muộn màng, ba tôi lại âm thầm lo vay mượn để trả nợ nhằm giữ uy tín cho tôi trước xóm làng và cũng để tránh làm phiền lòng mẹ tôi. Từ đó ba tôi làm việc nhiều hơn, ngoài công việc hằng ngày, ba còn kiêm thêm nghề xe ôm.
Nhiều lần nói chuyện với tôi, ba tâm sự: “Mọi chuyện đã qua rồi con ạ! Cả cuộc đời của ba hi sinh vì mấy đứa con. Thương ba, con phải học thật tốt nghe con!”. Đáp lời ba mà lòng tôi đau xót. Chưa bao giờ trong những bữa nhậu mấy trăm nghìn đồng, trong những lần đi uống cà phê hai ba chục nghìn một ly tôi nghĩ đến ba tôi! Giờ đây việc duy nhất tôi phải làm là dùng hành động để chứng minh sự hối cải của mình.
Tốt nghiệp đại học, tôi được nhận vào làm việc tại một cơ quan nhà nước. Bà con lối xóm tất bật đến chúc mừng. Thế nhưng không một ai ngoài tôi biết được rằng những thành quả đó đã được đổi bằng mồ hôi, bằng máu, bằng những đêm trằn trọc, lo lắng của ba tôi... Hằng ngày ba vẫn lao động một cách còm cõi, kiên nhẫn đến héo úa để lo miếng cơm manh áo cho gia đình, lo nuôi hai đứa em tôi đang học đại học và lo... trả nợ cho tôi.
Nhìn bóng ba khấp khểnh khuất sau hoàng hôn để đi làm thêm buổi tối, hai mắt tôi nhòe ướt... Tay run run cầm lấy tiền tháng lương đầu tiên, tai tôi vang lên lời dạy ấm áp và đôn hậu của ba: “Con hãy nhớ rằng chỉ có những đồng tiền kiếm được bằng sức lao động chân chính mới là những đồng tiền có giá trị thật sự!”.
Phạm Ngộ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét