Được tạo bởi Blogger.
Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013
Không Bao Giờ Quá Muộn Để Làm Việc Tốt
Năm 1985, anh trai tôi sa chân vào con đường nghiện hút khi đang là tài xế chạy đường dài. Nhanh chóng trắng tay vì thuốc phiện, anh trở về sống dựa vào gia đình. Vốn lâm vào cảnh thiếu trước hụt sau vì quá đông con (chín chị em), bấy giờ gia đình tôi lại phải đối mặt với những khó khăn mới.
Trước đây, qua báo, đài, tivi... tôi cũng đã hình dung được phần nào tác hại của ma túy. Nhưng tận mắt chứng kiến cuộc sống của anh trong những ngày này, tôi mới nhận ra hậu quả của ma túy là vô cùng đáng sợ. Anh tôi bị hành hạ ghê gớm cả về tinh thần lẫn thể chất. Sau vài năm nghiện hút, từ một chàng trai lực lưỡng, nhanh nhẹn anh trở nên tàn tạ, bệ rạc. Đau xót nhất đối với gia đình tôi là phải chứng kiến cảnh anh lên cơn đói thuốc. Anh nhào lộn từ trên giường xuống đất, đập đầu vào tường, tự cào cấu chân tay đến chảy máu…
Bố mẹ tôi hết lời khuyên nhủ anh từ bỏ thuốc phiện, song mọi cố gắng của ông bà đều vô ích. Có vài lần anh khóa trái cửa phòng để tự cai nghiện, nhưng chỉ đến ngày thứ ba thì lại tự tay mở cửa và… trộm đồ nhà đem đi bán lấy tiền hút chích. Nghe ở Hà Nội có bác sĩ tư cai nghiện giỏi, bố mẹ tôi đã gom góp tiền bạc đưa anh đi cai nghiện nhưng vô vọng. Đến nước này, bố mẹ tôi đành phải nhờ chính quyền địa phương ra tay can thiệp. Địa phương đã hỗ trợ đưa anh vào trại cai nghiện miễn phí.
Cai được mấy hôm anh lại trốn trại, ra sống vạ vật ở nhà bạn bè, thỉnh thoảng ghé về để… “chôm” đồ nhà. Thậm chí, trong nhà chỉ còn vài chục ký lúa lúc giáp hạt anh cũng không tha… Chưa hết, anh còn ký nợ khắp nơi. Cố làm lụng, gia đình tôi cũng trả lần hồi được một phần nợ. Ngày qua ngày, tiếng chửi rủa của các chủ nợ theo chị em tôi vào tận lớp học. Rồi đám bạn dần xa lánh, chị em tôi chỉ muốn bỏ học quách cho xong.
Bố tôi nổi giận. Ông không nhẹ nhàng khuyên nhủ nữa mà răn đe anh tôi. Anh cũng không vừa, sẵn sàng cãi vã tay đôi với bố. Bầu không khí trong nhà ngày càng ngột ngạt. Gia đình tôi không có ngày nào được ăn ngon ngủ yên. Lạ một điều, giữa lúc bao nhiêu chuyện buồn đến dồn dập như vậy mà bố tôi - vốn nghiện rượu nặng - lại bỏ được rượu.
Khi tình cảnh gia đình tôi đang hồi khó khăn nhất thì bố tôi bắt đầu thường xuyên bị đau bụng. Những cơn đau hành hạ làm ông mất ăn mất ngủ. Vậy mà hễ ngớt đau là ông lại ra đồng làm lụng cùng mẹ và chị em tôi. Mẹ luôn miệng thúc giục bố đi bệnh viện điều trị nhưng ông nhất định không chịu. Ông giải thích ngắn gọn: “Bớt được một khoản chi tiêu là các con bớt đói. Cả nhà phải cố không để các con thất học, phải sống kiếp khổ nhục vì thiếu hiểu biết”.
Rồi một hôm bố tôi trở bệnh nặng, đau bụng dữ dội. Mẹ và chị em tôi vội vàng đưa bố vào Trung tâm Y tế huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa). Bác sĩ chẩn đoán bố tôi bị bục dạ dày, đã quyết định mổ ngay cho ông.
Trước khi vào phòng mổ, ông ra hiệu anh tôi tới gần, ráng nói từng tiếng trong cơn đau quằn quại: “Không biết bố có qua khỏi không. Hãy cố gắng làm lại từ đầu ngay đi con. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu những việc làm tốt. Đây là chìa khóa ngăn tủ của bố, con hãy cầm để đi cai nghiện ở một trung tâm tốt nhất.Đó là những đồng tiền bố tiết kiệm được nhờ cai rượu”.
Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy anh tôi khóc. Người anh rung lên từng chặp, nước mắt lăn dài trên gò má sạm đen, hốc hác. Trong lúc bố tôi còn trên bàn mổ, anh đã lấy giấy bút viết đơn trình bày hoàn cảnh, xin trở lại trung tâm cai nghiện miễn phí. Chiếc chìa khóa tủ, anh đã trao lại cho mẹ tôi…
Hương Lài - Thanh Hóa
Trước đây, qua báo, đài, tivi... tôi cũng đã hình dung được phần nào tác hại của ma túy. Nhưng tận mắt chứng kiến cuộc sống của anh trong những ngày này, tôi mới nhận ra hậu quả của ma túy là vô cùng đáng sợ. Anh tôi bị hành hạ ghê gớm cả về tinh thần lẫn thể chất. Sau vài năm nghiện hút, từ một chàng trai lực lưỡng, nhanh nhẹn anh trở nên tàn tạ, bệ rạc. Đau xót nhất đối với gia đình tôi là phải chứng kiến cảnh anh lên cơn đói thuốc. Anh nhào lộn từ trên giường xuống đất, đập đầu vào tường, tự cào cấu chân tay đến chảy máu…
Bố mẹ tôi hết lời khuyên nhủ anh từ bỏ thuốc phiện, song mọi cố gắng của ông bà đều vô ích. Có vài lần anh khóa trái cửa phòng để tự cai nghiện, nhưng chỉ đến ngày thứ ba thì lại tự tay mở cửa và… trộm đồ nhà đem đi bán lấy tiền hút chích. Nghe ở Hà Nội có bác sĩ tư cai nghiện giỏi, bố mẹ tôi đã gom góp tiền bạc đưa anh đi cai nghiện nhưng vô vọng. Đến nước này, bố mẹ tôi đành phải nhờ chính quyền địa phương ra tay can thiệp. Địa phương đã hỗ trợ đưa anh vào trại cai nghiện miễn phí.
Cai được mấy hôm anh lại trốn trại, ra sống vạ vật ở nhà bạn bè, thỉnh thoảng ghé về để… “chôm” đồ nhà. Thậm chí, trong nhà chỉ còn vài chục ký lúa lúc giáp hạt anh cũng không tha… Chưa hết, anh còn ký nợ khắp nơi. Cố làm lụng, gia đình tôi cũng trả lần hồi được một phần nợ. Ngày qua ngày, tiếng chửi rủa của các chủ nợ theo chị em tôi vào tận lớp học. Rồi đám bạn dần xa lánh, chị em tôi chỉ muốn bỏ học quách cho xong.
Bố tôi nổi giận. Ông không nhẹ nhàng khuyên nhủ nữa mà răn đe anh tôi. Anh cũng không vừa, sẵn sàng cãi vã tay đôi với bố. Bầu không khí trong nhà ngày càng ngột ngạt. Gia đình tôi không có ngày nào được ăn ngon ngủ yên. Lạ một điều, giữa lúc bao nhiêu chuyện buồn đến dồn dập như vậy mà bố tôi - vốn nghiện rượu nặng - lại bỏ được rượu.
Khi tình cảnh gia đình tôi đang hồi khó khăn nhất thì bố tôi bắt đầu thường xuyên bị đau bụng. Những cơn đau hành hạ làm ông mất ăn mất ngủ. Vậy mà hễ ngớt đau là ông lại ra đồng làm lụng cùng mẹ và chị em tôi. Mẹ luôn miệng thúc giục bố đi bệnh viện điều trị nhưng ông nhất định không chịu. Ông giải thích ngắn gọn: “Bớt được một khoản chi tiêu là các con bớt đói. Cả nhà phải cố không để các con thất học, phải sống kiếp khổ nhục vì thiếu hiểu biết”.
Rồi một hôm bố tôi trở bệnh nặng, đau bụng dữ dội. Mẹ và chị em tôi vội vàng đưa bố vào Trung tâm Y tế huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa). Bác sĩ chẩn đoán bố tôi bị bục dạ dày, đã quyết định mổ ngay cho ông.
Trước khi vào phòng mổ, ông ra hiệu anh tôi tới gần, ráng nói từng tiếng trong cơn đau quằn quại: “Không biết bố có qua khỏi không. Hãy cố gắng làm lại từ đầu ngay đi con. Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu những việc làm tốt. Đây là chìa khóa ngăn tủ của bố, con hãy cầm để đi cai nghiện ở một trung tâm tốt nhất.Đó là những đồng tiền bố tiết kiệm được nhờ cai rượu”.
Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy anh tôi khóc. Người anh rung lên từng chặp, nước mắt lăn dài trên gò má sạm đen, hốc hác. Trong lúc bố tôi còn trên bàn mổ, anh đã lấy giấy bút viết đơn trình bày hoàn cảnh, xin trở lại trung tâm cai nghiện miễn phí. Chiếc chìa khóa tủ, anh đã trao lại cho mẹ tôi…
Hương Lài - Thanh Hóa
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét