Được tạo bởi Blogger.
Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013
Nước Mắt Cô Giáo Chủ Nhiệm
Gia đình tôi có năm anh em. Ba tôi theo vợ bé bỏ mặc mẹ con tôi. Lúc ấy tôi vừa 7 tuổi, mẹ tôi đang mang thai em gái út của tôi. Một mình mẹ tôi gồng gánh nuôi năm đứa con ăn học.
Tôi là con trai duy nhất nên được mặc một bộ đồ, còn riêng bốn người con gái thì chỉ có hai bộ, hai người học buổi sáng đi học về thay ra cho hai người học buổi chiều, có nghĩa bốn chị em chỉ mặc hai bộ đồ.
Ý thức được việc cuộc sống gia đình khó khăn, tôi quyết định đi làm thêm. Lúc đó tôi đang học lớp 11 Trường Bùi Thị Xuân (quận 1, TP.HCM). Tôi có ông ngoại đã về hưu nhưng làm thêm tại báo Sài Gòn Giải Phóng, ông đã xin cho tôi một chân bỏ báo tại phòng phát hành của tòa soạn. Tôi phải thức dậy từ 3 giờ sáng, đến phòng phát hành nhận báo và bỏ cho sạp báo. Mỗi ngày tôi phải bỏ cho hơn 20 sạp báo, yêu cầu phải bỏ trước 7 giờ sáng. Địa bàn tôi bỏ là quận 3, chỉ loanh quanh khu vực đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), Cao Thắng, Võ Văn Tần, Bàn Cờ, Điện Biên Phủ, Trần Quốc Toản...
Một hôm cô chủ nhiệm gọi tôi lên và hỏi: “Trong lý lịch em khai ba đi theo vợ bé là sao?”. Tôi trả lời: “Thưa cô, em không biết, vì mẹ em và ba em không sống với nhau”. Cô hỏi tiếp: “Nhưng theo vợ bé là ở đâu?”. “Dạ, khi em 7 tuổi đến giờ em không gặp ba”. Cô gắt gỏng: “Ba theo vợ bé cũng phải có địa chỉ đàng hoàng. Riêng em, trong sổ đầu bài tuần này sao đỏ ghi đi trễ rất nhiều lần, nếu một lần nữa tôi phải mời mẹ em lên...”.
Nghe đến việc mời phụ huynh họp tôi rất lo sợ. Một mình mẹ đầu tắt mặt tối nuôi năm anh em tôi, làm gì có thời gian để mẹ đi họp phụ huynh. Tôi lo và buồn lắm.
Hôm nay báo lại trễ vì có bóng đá Mexico 1986. 2g sáng tôi thức dậy đến phòng phát hành báo Sài Gòn Giải Phóng, xin anh Tiến cho tôi được nhận báo sớm vì hôm nay có giờ kiểm tra học kỳ, nếu đi trễ là chết cái chắc. Nhưng hôm ấy báo lại ra trễ vì phải chờ tin kết thúc trận đấu... Anh Tiến lại cho biết nếu báo ra phải ưu tiên cho huyện ngoại thành... Tôi như ngồi trên đống lửa. Mãi đến 6g30 tôi mới nhận được báo. Thông thường 4g tôi nhận báo, chạy bỏ 30 sạp thì cũng đến 6g30, kịp giờ học.
Cơn mưa đầu tháng năm như thác đổ. Mùa mưa dân bỏ báo chúng tôi rất sợ, mình ướt không sợ, nhưng báo ướt là không được. Ôm chồng báo lên chiếc xe đạp, tôi lấy áo mưa của mình ràng buộc cẩn thận.
Vừa bỏ xong sáu tờ báo cho sạp đầu tiên ở đầu đường Cao Thắng, tôi vội vã rẽ vào đường Bàn Cờ để đưa cho sạp báo bà Thanh. Vừa quẹo cua, lúc đó đã gần 7g, tôi đạp nhanh thì “rầm”, một phụ nữ đi chiếc Dame từ trong hẻm quẹo ra, đụng vào xe tôi đổ lăn ra đường. Tôi như người mất hồn, chỉ cố loay hoay cúi xuống để ôm đống báo vào người, sợ bị ướt, bị dơ. Tôi lo cho chồng báo chứ không lo mình có bị thương tích gì không. Người phụ nữ ấy cũng quýnh quáng như tôi, lo giúp tôi gom đống báo lại và giúp tôi ràng buộc. Khi ngẩng đầu lên để xin lỗi và cảm ơn thì tôi điếng hồn: đó là cô giáo chủ nhiệm của tôi, cô Xuân Phương. Tôi lúng ta lúng túng, chỉ biết lí nhí trong miệng: “Xin lỗi, cảm ơn cô và chào cô”, còn cô thì đứng và nhìn tôi không chớp mắt. Tôi nhảy lên chiếc xe đạp chạy một đoạn khá xa trên đường Bàn Cờ, rồi quay lại nhìn tôi vẫn thấy cô đứng nhìn theo...
Tôi cố gắng chạy nhanh lắm nhưng vẫn đến trễ. Tôi lủi thủi bước vô cũng là lúc ban giám thị khép cửa lại nhưng lần này tôi thấy cô Xuân Phương đứng ngay chỗ ban giám thị. Cô dẫn tôi vào lớp và nhẹ nhàng nói: “Ra chơi em lên phòng giáo viên gặp cô”. Chuông vừa reng, tôi lên phòng giáo viên, cô đưa tôi ra ghế đá trong khuôn viên trường và nói: “Cô vừa ghé nhà em...”.
Lúc đó tôi chỉ biết khóc. Cô khoác vai tôi và nói: “Cô xin lỗi em về những chuyện vừa qua”. Tôi len lén nhìn cô, thấy nước mắt cô cũng chảy theo từng lời nói...
Quốc Tuấn
Tôi là con trai duy nhất nên được mặc một bộ đồ, còn riêng bốn người con gái thì chỉ có hai bộ, hai người học buổi sáng đi học về thay ra cho hai người học buổi chiều, có nghĩa bốn chị em chỉ mặc hai bộ đồ.
Ý thức được việc cuộc sống gia đình khó khăn, tôi quyết định đi làm thêm. Lúc đó tôi đang học lớp 11 Trường Bùi Thị Xuân (quận 1, TP.HCM). Tôi có ông ngoại đã về hưu nhưng làm thêm tại báo Sài Gòn Giải Phóng, ông đã xin cho tôi một chân bỏ báo tại phòng phát hành của tòa soạn. Tôi phải thức dậy từ 3 giờ sáng, đến phòng phát hành nhận báo và bỏ cho sạp báo. Mỗi ngày tôi phải bỏ cho hơn 20 sạp báo, yêu cầu phải bỏ trước 7 giờ sáng. Địa bàn tôi bỏ là quận 3, chỉ loanh quanh khu vực đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), Cao Thắng, Võ Văn Tần, Bàn Cờ, Điện Biên Phủ, Trần Quốc Toản...
Một hôm cô chủ nhiệm gọi tôi lên và hỏi: “Trong lý lịch em khai ba đi theo vợ bé là sao?”. Tôi trả lời: “Thưa cô, em không biết, vì mẹ em và ba em không sống với nhau”. Cô hỏi tiếp: “Nhưng theo vợ bé là ở đâu?”. “Dạ, khi em 7 tuổi đến giờ em không gặp ba”. Cô gắt gỏng: “Ba theo vợ bé cũng phải có địa chỉ đàng hoàng. Riêng em, trong sổ đầu bài tuần này sao đỏ ghi đi trễ rất nhiều lần, nếu một lần nữa tôi phải mời mẹ em lên...”.
Nghe đến việc mời phụ huynh họp tôi rất lo sợ. Một mình mẹ đầu tắt mặt tối nuôi năm anh em tôi, làm gì có thời gian để mẹ đi họp phụ huynh. Tôi lo và buồn lắm.
Hôm nay báo lại trễ vì có bóng đá Mexico 1986. 2g sáng tôi thức dậy đến phòng phát hành báo Sài Gòn Giải Phóng, xin anh Tiến cho tôi được nhận báo sớm vì hôm nay có giờ kiểm tra học kỳ, nếu đi trễ là chết cái chắc. Nhưng hôm ấy báo lại ra trễ vì phải chờ tin kết thúc trận đấu... Anh Tiến lại cho biết nếu báo ra phải ưu tiên cho huyện ngoại thành... Tôi như ngồi trên đống lửa. Mãi đến 6g30 tôi mới nhận được báo. Thông thường 4g tôi nhận báo, chạy bỏ 30 sạp thì cũng đến 6g30, kịp giờ học.
Cơn mưa đầu tháng năm như thác đổ. Mùa mưa dân bỏ báo chúng tôi rất sợ, mình ướt không sợ, nhưng báo ướt là không được. Ôm chồng báo lên chiếc xe đạp, tôi lấy áo mưa của mình ràng buộc cẩn thận.
Vừa bỏ xong sáu tờ báo cho sạp đầu tiên ở đầu đường Cao Thắng, tôi vội vã rẽ vào đường Bàn Cờ để đưa cho sạp báo bà Thanh. Vừa quẹo cua, lúc đó đã gần 7g, tôi đạp nhanh thì “rầm”, một phụ nữ đi chiếc Dame từ trong hẻm quẹo ra, đụng vào xe tôi đổ lăn ra đường. Tôi như người mất hồn, chỉ cố loay hoay cúi xuống để ôm đống báo vào người, sợ bị ướt, bị dơ. Tôi lo cho chồng báo chứ không lo mình có bị thương tích gì không. Người phụ nữ ấy cũng quýnh quáng như tôi, lo giúp tôi gom đống báo lại và giúp tôi ràng buộc. Khi ngẩng đầu lên để xin lỗi và cảm ơn thì tôi điếng hồn: đó là cô giáo chủ nhiệm của tôi, cô Xuân Phương. Tôi lúng ta lúng túng, chỉ biết lí nhí trong miệng: “Xin lỗi, cảm ơn cô và chào cô”, còn cô thì đứng và nhìn tôi không chớp mắt. Tôi nhảy lên chiếc xe đạp chạy một đoạn khá xa trên đường Bàn Cờ, rồi quay lại nhìn tôi vẫn thấy cô đứng nhìn theo...
Tôi cố gắng chạy nhanh lắm nhưng vẫn đến trễ. Tôi lủi thủi bước vô cũng là lúc ban giám thị khép cửa lại nhưng lần này tôi thấy cô Xuân Phương đứng ngay chỗ ban giám thị. Cô dẫn tôi vào lớp và nhẹ nhàng nói: “Ra chơi em lên phòng giáo viên gặp cô”. Chuông vừa reng, tôi lên phòng giáo viên, cô đưa tôi ra ghế đá trong khuôn viên trường và nói: “Cô vừa ghé nhà em...”.
Lúc đó tôi chỉ biết khóc. Cô khoác vai tôi và nói: “Cô xin lỗi em về những chuyện vừa qua”. Tôi len lén nhìn cô, thấy nước mắt cô cũng chảy theo từng lời nói...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét