Được tạo bởi Blogger.
Thứ Bảy, 6 tháng 4, 2013
Lịch Sự
Lịch sự là chìa khóa mở cửa thành đạt. Bất cứ trường học nào cũng có khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” vì nhận thức được tầm quan trọng của “lễ”. Vậy “lễ” là gì? “Lễ” nếu đi sâu có nhiều nghĩa, nhưng ở đây ta chỉ đi vào nghĩa bình dị, gần gũi với mọi người, đó là lễ phép, là lịch sự trong giao tiếp.
Nhiều học sinh trong các trường trung học phổ thông có thói quen dùng câu cầu khiến - ra lệnh – ngay với thầy cô của mình: khi thầy cô giảng bài các em chưa hiểu kịp liền “ra lệnh”: “Giảng lại, đọc lại...”.
Thật ra các em rất vô tư, không biết đó là sự vô lễ. Có lần tôi hỏi các em: “Em bảo “giảng lại, đọc lại!”, em ra lệnh cho ai vậy?”. Các em im lặng, không biết đó là hỗn với người lớn. Ở nhà, các em cũng từng ra lệnh cho ba, mẹ như thế nhưng có ai phản ứng đâu. Có thể các em cho là cô giáo già khó tính!
Tôi phải ngưng bài giảng năm phút để dạy các em sử dụng ngôn ngữ giao tiếp. Với người lớn tuổi phải dạ thưa thầy, cô, cha, mẹ, anh, chị... Với bạn bè nhỏ tuổi hơn cũng phải có chủ ngữ “bạn, em làm giùm...”. Sau khi ai đó làm giùm điều gì phải biết “cảm ơn”. Khi làm điều gì khiến người khác buồn lòng, phải biết “xin lỗi”. Tiếng “cảm ơn” và “xin lỗi” hình như đang rất hiếm trên môi những người trẻ ở VN. Một học sinh nào đó đứng lên lễ phép nhờ thầy cô giảng lại phần bài chưa hiểu, khi thầy giải đáp xong, em “cảm ơn thầy (cô)” chắc lớp học sẽ nhìn em như một hiện tượng lạ!
Một lần chúng tôi dẫn học sinh tham quan địa đạo Củ Chi, đa số các em là cán bộ Đoàn, để học tập tinh thần yêu nước kiên cường của nhân dân ta trong kháng chiến. Để đến Củ Chi vào buổi sáng, thầy trò chúng tôi phải khởi hành lúc 23g khuya, học sinh vất vả suốt đêm mệt mỏi nhưng rất háo hức. Các em kháo nhau về món khoai mì bốc khói chấm muối mè, món đặc sản mà khu di tích địa đạo Củ Chi chiêu đãi khách tham quan.
Khi mua vé vào tham quan, chúng tôi bất ngờ vì câu ra lệnh của anh hướng dẫn viên: “Đi”. Đến phần chiếu phim, anh ta bảo: “Vào xem phim”. Chúng tôi vào hầm xem phim như ngồi ở rạp hát, chẳng có ai thuyết minh. Phim hết, một cô gái trẻ bước vào tắt tivi, không nụ cười, lạnh lùng “hết phim”. Cô không chào hỏi, bắt đầu giải thích bản đồ địa đạo như cái máy, bản thân tôi còn không thấy được tầm vóc vĩ đại của người du kích Củ Chi khi đào địa đạo, huống chi học sinh tôi. Tôi cảm thấy tiếc và nhớ lần tham quan địa đạo Vĩnh Mốc, Vĩnh Linh (Quảng Trị). Người thuyết minh làm tôi chảy nước mắt trước sự gian khổ của người dân nơi đây. Phải có cái tâm mới làm rung động lòng người, làm sống lại quá khứ gian khổ.
Trở lại với Củ Chi, sau khi thuyết minh xong tấm bản đồ đường hầm, cô gái đi thẳng ra ngoài, chẳng một câu chào tạm biệt. Vừa mệt vừa đói, địa đạo chẳng có gì hấp dẫn và lưu luyến, các em chỉ mong đến nơi có món khoai mì hấp dẫn để thỏa mãn bao tử. Đến nơi, anh hướng dẫn ra lệnh: “Ăn khoai mì đi!”. Tôi cười thầm thế là đi tong bài học lịch sự của mình. Học sinh ùa vào phòng với cả sự hồ hởi, phấn khởi, tôi nghĩ người chiêu đãi thấy cảnh này chắc sẽ tự hào về món ăn dân dã quê mình. Và học sinh chúng tôi không phải đói khát đến độ phải thức trắng đêm vượt đoạn đường hàng trăm cây số để ăn khoai mì.
Nhưng thái độ của anh hướng dẫn lại làm tôi kinh ngạc, khi chúng tôi mỗi người vừa cầm một mẩu khoai mì nguội ngắt, anh ra lệnh “đi”. Mấy đứa trẻ vô tư: “Em chưa ăn miếng nào mà!”. Anh phán một câu xanh rờn: “Bưng hết nguyên đĩa đi”. Học sinh nhìn tôi. Tôi cũng không chịu đựng được thái độ bất lịch sự của anh ta, đành gật đầu với học sinh. Được lệnh, các em lấy giấy báo đựng tất cả khoai mì có trong đĩa. Chưa hết, anh còn đế thêm một câu: “Còn một xô kìa, vác theo đi”. Đến lúc này, chúng tôi chỉ còn cười lớn, lên xe. Học sinh tôi nói: “Bài học lịch sự của cô tiêu rồi”. Rồi các em vừa ăn khoai mì vừa kháo nhau: “Đi suốt đêm để mua hai đĩa khoai mì gần 200.000 đồng” (200.000 đồng là tiền của thầy trò chúng tôi mua vé).
Hôm rồi, tôi làm lại chứng minh nhân dân vì chứng minh nhân dân cũ quá đát. Sau khi làm thủ tục xong, tôi đến phòng chụp ảnh, phòng lúc này vắng người, có một phó nhòm rất trẻ, tuổi đời thua cả con tôi. Tôi hỏi: “Tôi vào chụp được chưa em?”. Em nhìn tôi và sử dụng những câu ra lệnh: “Vào đi”, “Ngồi xuống”, “Tháo mắt kính!”, “Xong”. Tôi nhìn em kinh ngạc, còn em vẫn bình thản một cách vô cảm. Tôi không trách em, tôi chỉ nghĩ đó là lỗi của gia đình, nhà trường và xã hội.
Chúng ta có quan tâm giáo dục trẻ em về lịch sự tối thiểu của con người hay chưa, hay chúng ta chỉ quan tâm số lượng học sinh lên lớp, học sinh tốt nghiệp mà quên cái chất bên trong. Đôi khi vì thành tích, chúng ta tạo điều kiện cho các em dối trá. Chúng ta vô tình đào tạo một thế hệ thiếu trung thực, thiếu lịch sự của người văn minh khi giao tiếp.
Nguyễn Thị Bạch Yến (Trường trung học bán công Tiến Bộ, Phú Tân, An Giang)
Nhiều học sinh trong các trường trung học phổ thông có thói quen dùng câu cầu khiến - ra lệnh – ngay với thầy cô của mình: khi thầy cô giảng bài các em chưa hiểu kịp liền “ra lệnh”: “Giảng lại, đọc lại...”.
Thật ra các em rất vô tư, không biết đó là sự vô lễ. Có lần tôi hỏi các em: “Em bảo “giảng lại, đọc lại!”, em ra lệnh cho ai vậy?”. Các em im lặng, không biết đó là hỗn với người lớn. Ở nhà, các em cũng từng ra lệnh cho ba, mẹ như thế nhưng có ai phản ứng đâu. Có thể các em cho là cô giáo già khó tính!
Tôi phải ngưng bài giảng năm phút để dạy các em sử dụng ngôn ngữ giao tiếp. Với người lớn tuổi phải dạ thưa thầy, cô, cha, mẹ, anh, chị... Với bạn bè nhỏ tuổi hơn cũng phải có chủ ngữ “bạn, em làm giùm...”. Sau khi ai đó làm giùm điều gì phải biết “cảm ơn”. Khi làm điều gì khiến người khác buồn lòng, phải biết “xin lỗi”. Tiếng “cảm ơn” và “xin lỗi” hình như đang rất hiếm trên môi những người trẻ ở VN. Một học sinh nào đó đứng lên lễ phép nhờ thầy cô giảng lại phần bài chưa hiểu, khi thầy giải đáp xong, em “cảm ơn thầy (cô)” chắc lớp học sẽ nhìn em như một hiện tượng lạ!
Một lần chúng tôi dẫn học sinh tham quan địa đạo Củ Chi, đa số các em là cán bộ Đoàn, để học tập tinh thần yêu nước kiên cường của nhân dân ta trong kháng chiến. Để đến Củ Chi vào buổi sáng, thầy trò chúng tôi phải khởi hành lúc 23g khuya, học sinh vất vả suốt đêm mệt mỏi nhưng rất háo hức. Các em kháo nhau về món khoai mì bốc khói chấm muối mè, món đặc sản mà khu di tích địa đạo Củ Chi chiêu đãi khách tham quan.
Khi mua vé vào tham quan, chúng tôi bất ngờ vì câu ra lệnh của anh hướng dẫn viên: “Đi”. Đến phần chiếu phim, anh ta bảo: “Vào xem phim”. Chúng tôi vào hầm xem phim như ngồi ở rạp hát, chẳng có ai thuyết minh. Phim hết, một cô gái trẻ bước vào tắt tivi, không nụ cười, lạnh lùng “hết phim”. Cô không chào hỏi, bắt đầu giải thích bản đồ địa đạo như cái máy, bản thân tôi còn không thấy được tầm vóc vĩ đại của người du kích Củ Chi khi đào địa đạo, huống chi học sinh tôi. Tôi cảm thấy tiếc và nhớ lần tham quan địa đạo Vĩnh Mốc, Vĩnh Linh (Quảng Trị). Người thuyết minh làm tôi chảy nước mắt trước sự gian khổ của người dân nơi đây. Phải có cái tâm mới làm rung động lòng người, làm sống lại quá khứ gian khổ.
Trở lại với Củ Chi, sau khi thuyết minh xong tấm bản đồ đường hầm, cô gái đi thẳng ra ngoài, chẳng một câu chào tạm biệt. Vừa mệt vừa đói, địa đạo chẳng có gì hấp dẫn và lưu luyến, các em chỉ mong đến nơi có món khoai mì hấp dẫn để thỏa mãn bao tử. Đến nơi, anh hướng dẫn ra lệnh: “Ăn khoai mì đi!”. Tôi cười thầm thế là đi tong bài học lịch sự của mình. Học sinh ùa vào phòng với cả sự hồ hởi, phấn khởi, tôi nghĩ người chiêu đãi thấy cảnh này chắc sẽ tự hào về món ăn dân dã quê mình. Và học sinh chúng tôi không phải đói khát đến độ phải thức trắng đêm vượt đoạn đường hàng trăm cây số để ăn khoai mì.
Nhưng thái độ của anh hướng dẫn lại làm tôi kinh ngạc, khi chúng tôi mỗi người vừa cầm một mẩu khoai mì nguội ngắt, anh ra lệnh “đi”. Mấy đứa trẻ vô tư: “Em chưa ăn miếng nào mà!”. Anh phán một câu xanh rờn: “Bưng hết nguyên đĩa đi”. Học sinh nhìn tôi. Tôi cũng không chịu đựng được thái độ bất lịch sự của anh ta, đành gật đầu với học sinh. Được lệnh, các em lấy giấy báo đựng tất cả khoai mì có trong đĩa. Chưa hết, anh còn đế thêm một câu: “Còn một xô kìa, vác theo đi”. Đến lúc này, chúng tôi chỉ còn cười lớn, lên xe. Học sinh tôi nói: “Bài học lịch sự của cô tiêu rồi”. Rồi các em vừa ăn khoai mì vừa kháo nhau: “Đi suốt đêm để mua hai đĩa khoai mì gần 200.000 đồng” (200.000 đồng là tiền của thầy trò chúng tôi mua vé).
Hôm rồi, tôi làm lại chứng minh nhân dân vì chứng minh nhân dân cũ quá đát. Sau khi làm thủ tục xong, tôi đến phòng chụp ảnh, phòng lúc này vắng người, có một phó nhòm rất trẻ, tuổi đời thua cả con tôi. Tôi hỏi: “Tôi vào chụp được chưa em?”. Em nhìn tôi và sử dụng những câu ra lệnh: “Vào đi”, “Ngồi xuống”, “Tháo mắt kính!”, “Xong”. Tôi nhìn em kinh ngạc, còn em vẫn bình thản một cách vô cảm. Tôi không trách em, tôi chỉ nghĩ đó là lỗi của gia đình, nhà trường và xã hội.
Chúng ta có quan tâm giáo dục trẻ em về lịch sự tối thiểu của con người hay chưa, hay chúng ta chỉ quan tâm số lượng học sinh lên lớp, học sinh tốt nghiệp mà quên cái chất bên trong. Đôi khi vì thành tích, chúng ta tạo điều kiện cho các em dối trá. Chúng ta vô tình đào tạo một thế hệ thiếu trung thực, thiếu lịch sự của người văn minh khi giao tiếp.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 comments:
Vì lý do tế nhị TB² đã mạn phép biên tập một vài chi tiết trong bài viết của chị. TB² thành thật xin lổi tác giả Nguyễn Thị Bạch Yến và mong được sự thông cảm của chị.
Đăng nhận xét