Được tạo bởi Blogger.
Thứ Năm, 21 tháng 3, 2013
Cúi Xin Cha Mẹ Đừng Hận Hờn Nhau
Em là con một của gia đình mà cha mẹ đã lớn tuổi và đều là những người trí thức. Từ lớp 1 đến lớp 7, em học nội trú Trường dân lập Thanh Bình. Sáng thứ hai cha đưa em đến trường, thứ tư mẹ đến thăm, thứ bảy cha đón về.
Và mỗi sáng chủ nhật cha đều đặn chở em đến công viên đánh cầu lông, chạy bộ, câu cá, xem cha đánh tennis... Chiều cha lại chở đi tham quan các nhà sách, mua truyện nhi đồng rồi ăn kem, xem phim, dạo phố.
Thích nhất là những ngày hè cha mẹ dẫn em đi Đà Lạt, Vũng Tàu, Cổ Thạch, Hà Tiên, Hạ Long... tắm biển, leo núi và ăn đặc sản. Cha thường cõng em trên lưng và kể em nghe về những kỳ quan thắng cảnh, về những di tích lịch sử, về rừng, về biển của quê nhà và thế giới. Em vô cùng hãnh diện và lớn khôn thêm, thông minh thêm, hiểu biết thêm. Nhờ vậy mỗi tháng em đều nhất lớp, mỗi năm em nhất trường.
Năm 2002, mẹ lén cha đem giấy tờ nhà cầm ngân hàng cho cháu ruột của mẹ mượn tiền. Cháu bỏ trốn, mẹ năn nỉ cha bán nhà trả nợ, tiền còn dư cha mẹ lên Bà Điểm mua đất cất phòng trọ cho mướn. Tiền mẹ lấy và đi mướn gác trọ để mẹ cùng em đến ở.
Từ ngày ấy, tình cảm giữa mẹ và cha luôn luôn căng thẳng, hờn dỗi, trách móc..., thậm chí xúc phạm nhau, toàn những chuyện vẩn vơ xưa cũ.
Cuối năm 2004, nghe cha bị tai nạn gãy tay, năn nỉ mãi mẹ mới miễn cưỡng dẫn em đi thăm cha với hai tay không. Đến phòng bệnh nhân mẹ đứng ngoài cửa quay mặt ra đường. Cha nằm chèo queo, tay băng bột cứng ngắc, má hóp, mắt sâu, răng trên gãy hết, móm sọm, tóc tua tủa bạc trắng như bông, thân thể chỉ còn da bọc xương, cáu bẩn hom hem, không một người thân chăm sóc. Em ôm cha, hai cha con cùng khóc.
Mồng 2 Tết Nguyên đán, tay vẫn còn băng bột đeo trên cổ, cha về. Mẹ không tiếp. Em dẫn cha ra hàng hiên nói chuyện suông. Bàn tay gầy guộc run run, cha vét túi đưa cho em 200.000 đồng, 100.000 đồng mừng tuổi mẹ, 100.000 đồng cho em rồi cha lầm lũi ra đi. Em nghẹn ngào nhìn dáng cha xiêu ngả xa dần. Từ ấy, hằng tháng cha chỉ đến trường thăm em vào giờ giải lao. Mỗi lần cha đến em mừng như được điểm 10. Em ôm chặt cha thật lâu, thật chặt, chẳng muốn buông rời.
Có lần cô chủ nhiệm hỏi cha: “Thưa bác! Có phải Phúc Vĩnh dạo này bất ổn điều gì đó nên tinh thần sa sút, học tập thiếu tập trung...?”. Vâng, cái điều bất ổn là em thiếu vắng cha nhắc nhở, động viên sớm tối. Thiếu lời cha dạy bảo cách ăn uống, nói cười, ứng xử trong giao tiếp. Thiếu ánh mắt sáng ngời đồng cảm của cha khi em chọn được cuốn sách hay. Thiếu nét mặt tươi vui rạng rỡ mỗi lần em hãnh diện lên sân khấu nhận giải thưởng học tập cuối năm. Cha là tấm gương em soi rọi, là ngọn đuốc dẫn đường em đi, là trụ cột em dựa khi chao đảo, là vốn sống cho em vào đời. “Con không cha như nhà không nóc”.
Em không dám trách những định kiến riêng tư, tạo nên những tranh chấp hẹp hòi để thỏa mãn tự ái cá nhân ích kỷ của những bậc cha mẹ, dẫn đến cảnh tan nát gia đình, đổ vỡ hạnh phúc, ảnh hưởng xấu đến tương lai của con cái.
Ở đây, em chỉ cúi xin cha mẹ em hãy gạt bỏ cho nhau những lỗi lầm đã qua, xóa đi những tì vết giận hờn, tạo dựng lại tổ ấm với bầu hạnh phúc tràn đầy ở quãng đời cha mẹ còn lại, cho con được sống trong cái không khí như xuân cả bốn mùa trong vòng tay của cha và mẹ...!
Phan Trần Phúc VĩnhVà mỗi sáng chủ nhật cha đều đặn chở em đến công viên đánh cầu lông, chạy bộ, câu cá, xem cha đánh tennis... Chiều cha lại chở đi tham quan các nhà sách, mua truyện nhi đồng rồi ăn kem, xem phim, dạo phố.
Thích nhất là những ngày hè cha mẹ dẫn em đi Đà Lạt, Vũng Tàu, Cổ Thạch, Hà Tiên, Hạ Long... tắm biển, leo núi và ăn đặc sản. Cha thường cõng em trên lưng và kể em nghe về những kỳ quan thắng cảnh, về những di tích lịch sử, về rừng, về biển của quê nhà và thế giới. Em vô cùng hãnh diện và lớn khôn thêm, thông minh thêm, hiểu biết thêm. Nhờ vậy mỗi tháng em đều nhất lớp, mỗi năm em nhất trường.
Năm 2002, mẹ lén cha đem giấy tờ nhà cầm ngân hàng cho cháu ruột của mẹ mượn tiền. Cháu bỏ trốn, mẹ năn nỉ cha bán nhà trả nợ, tiền còn dư cha mẹ lên Bà Điểm mua đất cất phòng trọ cho mướn. Tiền mẹ lấy và đi mướn gác trọ để mẹ cùng em đến ở.
Từ ngày ấy, tình cảm giữa mẹ và cha luôn luôn căng thẳng, hờn dỗi, trách móc..., thậm chí xúc phạm nhau, toàn những chuyện vẩn vơ xưa cũ.
Cuối năm 2004, nghe cha bị tai nạn gãy tay, năn nỉ mãi mẹ mới miễn cưỡng dẫn em đi thăm cha với hai tay không. Đến phòng bệnh nhân mẹ đứng ngoài cửa quay mặt ra đường. Cha nằm chèo queo, tay băng bột cứng ngắc, má hóp, mắt sâu, răng trên gãy hết, móm sọm, tóc tua tủa bạc trắng như bông, thân thể chỉ còn da bọc xương, cáu bẩn hom hem, không một người thân chăm sóc. Em ôm cha, hai cha con cùng khóc.
Mồng 2 Tết Nguyên đán, tay vẫn còn băng bột đeo trên cổ, cha về. Mẹ không tiếp. Em dẫn cha ra hàng hiên nói chuyện suông. Bàn tay gầy guộc run run, cha vét túi đưa cho em 200.000 đồng, 100.000 đồng mừng tuổi mẹ, 100.000 đồng cho em rồi cha lầm lũi ra đi. Em nghẹn ngào nhìn dáng cha xiêu ngả xa dần. Từ ấy, hằng tháng cha chỉ đến trường thăm em vào giờ giải lao. Mỗi lần cha đến em mừng như được điểm 10. Em ôm chặt cha thật lâu, thật chặt, chẳng muốn buông rời.
Có lần cô chủ nhiệm hỏi cha: “Thưa bác! Có phải Phúc Vĩnh dạo này bất ổn điều gì đó nên tinh thần sa sút, học tập thiếu tập trung...?”. Vâng, cái điều bất ổn là em thiếu vắng cha nhắc nhở, động viên sớm tối. Thiếu lời cha dạy bảo cách ăn uống, nói cười, ứng xử trong giao tiếp. Thiếu ánh mắt sáng ngời đồng cảm của cha khi em chọn được cuốn sách hay. Thiếu nét mặt tươi vui rạng rỡ mỗi lần em hãnh diện lên sân khấu nhận giải thưởng học tập cuối năm. Cha là tấm gương em soi rọi, là ngọn đuốc dẫn đường em đi, là trụ cột em dựa khi chao đảo, là vốn sống cho em vào đời. “Con không cha như nhà không nóc”.
Em không dám trách những định kiến riêng tư, tạo nên những tranh chấp hẹp hòi để thỏa mãn tự ái cá nhân ích kỷ của những bậc cha mẹ, dẫn đến cảnh tan nát gia đình, đổ vỡ hạnh phúc, ảnh hưởng xấu đến tương lai của con cái.
Ở đây, em chỉ cúi xin cha mẹ em hãy gạt bỏ cho nhau những lỗi lầm đã qua, xóa đi những tì vết giận hờn, tạo dựng lại tổ ấm với bầu hạnh phúc tràn đầy ở quãng đời cha mẹ còn lại, cho con được sống trong cái không khí như xuân cả bốn mùa trong vòng tay của cha và mẹ...!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 comments:
Truyen hay va giong thuc trong xa hoi bay gio, doi song gia dinh doi khi anh huong toi nhung dua con, va it khi duoc de y den; Doi khi co su thuc tinh kip thoi cua bat cha me, neu khong chi biet toi cho nhung dua tre ma thoi
Cam on NT500 :-)
Đăng nhận xét