Được tạo bởi Blogger.
Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015
Ngày Xuân Nói Chuyện...Xuân

Trong bốn mùa thì xem ra mùa Xuân làm cho thiên nhiên và con người đổi mới để có nhan sắc rực rỡ nhất. Có thể nói đặc điểm này là nữ tính của không gian và thời gian khiến ta thường nghĩ về mùa này qua hình ảnh của một cô gái xinh đẹp và gọi là nàng Xuân, hay chúa Xuân. (Trong khi đó, các mùa khác thì đặc điểm giới tính mà người ta gán cho không rõ ràng. Mặt khác, theo tử vi phương Tây thì mùa Xuân thuộc về cung Bảo Bình (Verseau) trên đường hoàng đạo. Cung này cũng được người phương Tây tượng trưng bằng hình ảnh một cô gái đang nghiêng bình dốc cho nước tuôn trào ra, dốc hết suối nguồn tươi trẻ gội nhuần trên khắp mặt đất.
Mùa Xuân như nàng tiên giáng trần, nhưng không phải rơi từ trên trời xuống một cách bất ngờ mà như một tin vui được báo trước. Kẻ đưa tin sớm nhất là loài chim yến: “ Ngày Xuân con én đưa thoi”.Chim yến “đưa thoi” với vận tốc tối đa, có khi đạt đến 200km/h. Có thật nàng Xuân đến với ta bằng một vận tốc chóng mặt như cách ví von của cụ Nguyễn Du không? Điều này thì có thể tính được – cụ thể và chính xác: Một năm 365 ngày, nàng Xuân đi hết một vòng quanh Trái đất dài 40 nghìn km. Tính ra:
Nếu chim yến làm nên mùa Xuân trên bầu trời thì các loài hoa được xem là sữ giả của mùa Xuân trên mặt đất. Thoạt tiên là hoa Điểm tuyết (perce-neige), còn gọi là hoa Xuyên tuyết ở xứ lạnh. Ngay từ những tia nắng ấm đầu tiên của mặt trời mùa Xuân, không cần chờ tuyết tan hết, hoa này đã tự động xuyên qua lớp băng giá vươn lên và nở hoa… Rồi những nụ hoa Lưu ly (myosotis – hay for get-me not) bên bờ suối; hoa Linh lan (muguret ), hoa Linh lung (clochette) trong rừng; hoa Uất kim hương (tulipe) ngoài đồng… lần lượt đua nở. Hoa Xuân của phương Đông cũng muôn màu muôn vẻ: Đào, Lê, Mai, Mận…
Trong số trăm hoa đua nở đó, có một số loài có thể báo giờ nàng Xuân đến một cách chính xác như chiếc đồng hồ. Đó là hoa Thủy tiên (narcisse) của người Châu Á – nở đúng vào giờ Giao thừa. Sau Thủy tiên, họ nhà hoa còn một đại biểu đầy hương sắc, vàcũng nở rất kịp thì. Đó là Lan ngọc điểm (còn gọi là Nghinh xuân); và Mai, Đào…
Thế rồi từ xa nàng Xuân đã xuất hiện trong chiếc áo choàng màu thiên lý, dệt bằng “ cỏ non xanh rợn chân trời”. Trên chiếc áo choàng ấy lấp lánh, rung rinh muôn ngàn cánh bướm. Bạn hỏi nàng Xuân mập hay gầy? Xin thưa rằng gầy – gầy như mai – và đó là dáng gầy lí tưởng của người mẫu thời trang. Tóc nàng xanh màu xanh và dịu dàng như tơ liễu… Mùa Xuân, con ong gây mật, và mắt nàng ẩn chứa vẻ đẹp xúm xít sinh động của đàn ong mật. Ngực nàng ẩn hiện vẻ đẹp mà trong khi ca ngợi nhan sắc của nàng Kiều, cụ Nguyễn Du đã gọi là “nét xuân sơn” – tức là những đường nét thanh tú của núi đồi. Trong bài “Gái xuân” của Nguyễn Bính có câu: “Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng”, và Xuân Diệu: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”. Cái chỗ mà xuân diệu muốn “cắn” vào ấy, chắc là đôi má. Vậy nàng Xuân là cô gái có má hồng; và tất nhiên, thường đi kèm với một làn da màu tuyết trắng. Giọng nói của nàng cao vút và trong vắt, chính là giọng hót của loài chim sơn ca trên bầu trời xanh thẳm…
Vậy nàng Xuân bao nhiêu tuổi? Hầu hết mỹ nhân trong sách vở ngày xưa đều được giới thiệu ở lứa tuổi đôi tám – tức là Mười sáu tuổi, vì đó là tuổi bắt đầu mùa xuân của đời người… Còn nàng Xuân thì không có tuổi. Mỗi năm nàng mỗi đổi mới nên trải qua hàng triệu năm vẫn trẻ mãi không già. Tuổi của nàng là một chuỗi con số dài vô tận, và sức thanh xuân của nàng là vĩnh cửu.
Trên đây là vài nét về nàng Xuân qua trí tưởng tượng của con người. Từ hàng ngàn năm nay, giới văn nghệ sĩ (bao gồm nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ…) đều say mê kết bạn với nàng. Tình bạn lớn của họ đã để lại cho đời biết bao tác phẩm bất hủ! Mùa xuân ơi, xin cám ơn nàng!
Đình Khoa
Mùa Xuân như nàng tiên giáng trần, nhưng không phải rơi từ trên trời xuống một cách bất ngờ mà như một tin vui được báo trước. Kẻ đưa tin sớm nhất là loài chim yến: “ Ngày Xuân con én đưa thoi”.Chim yến “đưa thoi” với vận tốc tối đa, có khi đạt đến 200km/h. Có thật nàng Xuân đến với ta bằng một vận tốc chóng mặt như cách ví von của cụ Nguyễn Du không? Điều này thì có thể tính được – cụ thể và chính xác: Một năm 365 ngày, nàng Xuân đi hết một vòng quanh Trái đất dài 40 nghìn km. Tính ra:
V = 40.000 : ( 365x 24) = 4,56 km/hCó thể nói đàn chim yến cũng như đội cảng sát công lộ, đi mở đường với vận tốc của xe phân khối lớn. Nàng Xuân sẽ đến sau với vận tốc 4,5 km/h – nghĩa là khoan thai, đủng đỉnh như người đi tản bộ.
Nếu chim yến làm nên mùa Xuân trên bầu trời thì các loài hoa được xem là sữ giả của mùa Xuân trên mặt đất. Thoạt tiên là hoa Điểm tuyết (perce-neige), còn gọi là hoa Xuyên tuyết ở xứ lạnh. Ngay từ những tia nắng ấm đầu tiên của mặt trời mùa Xuân, không cần chờ tuyết tan hết, hoa này đã tự động xuyên qua lớp băng giá vươn lên và nở hoa… Rồi những nụ hoa Lưu ly (myosotis – hay for get-me not) bên bờ suối; hoa Linh lan (muguret ), hoa Linh lung (clochette) trong rừng; hoa Uất kim hương (tulipe) ngoài đồng… lần lượt đua nở. Hoa Xuân của phương Đông cũng muôn màu muôn vẻ: Đào, Lê, Mai, Mận…
Trong số trăm hoa đua nở đó, có một số loài có thể báo giờ nàng Xuân đến một cách chính xác như chiếc đồng hồ. Đó là hoa Thủy tiên (narcisse) của người Châu Á – nở đúng vào giờ Giao thừa. Sau Thủy tiên, họ nhà hoa còn một đại biểu đầy hương sắc, vàcũng nở rất kịp thì. Đó là Lan ngọc điểm (còn gọi là Nghinh xuân); và Mai, Đào…
Thế rồi từ xa nàng Xuân đã xuất hiện trong chiếc áo choàng màu thiên lý, dệt bằng “ cỏ non xanh rợn chân trời”. Trên chiếc áo choàng ấy lấp lánh, rung rinh muôn ngàn cánh bướm. Bạn hỏi nàng Xuân mập hay gầy? Xin thưa rằng gầy – gầy như mai – và đó là dáng gầy lí tưởng của người mẫu thời trang. Tóc nàng xanh màu xanh và dịu dàng như tơ liễu… Mùa Xuân, con ong gây mật, và mắt nàng ẩn chứa vẻ đẹp xúm xít sinh động của đàn ong mật. Ngực nàng ẩn hiện vẻ đẹp mà trong khi ca ngợi nhan sắc của nàng Kiều, cụ Nguyễn Du đã gọi là “nét xuân sơn” – tức là những đường nét thanh tú của núi đồi. Trong bài “Gái xuân” của Nguyễn Bính có câu: “Lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng”, và Xuân Diệu: “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”. Cái chỗ mà xuân diệu muốn “cắn” vào ấy, chắc là đôi má. Vậy nàng Xuân là cô gái có má hồng; và tất nhiên, thường đi kèm với một làn da màu tuyết trắng. Giọng nói của nàng cao vút và trong vắt, chính là giọng hót của loài chim sơn ca trên bầu trời xanh thẳm…
Vậy nàng Xuân bao nhiêu tuổi? Hầu hết mỹ nhân trong sách vở ngày xưa đều được giới thiệu ở lứa tuổi đôi tám – tức là Mười sáu tuổi, vì đó là tuổi bắt đầu mùa xuân của đời người… Còn nàng Xuân thì không có tuổi. Mỗi năm nàng mỗi đổi mới nên trải qua hàng triệu năm vẫn trẻ mãi không già. Tuổi của nàng là một chuỗi con số dài vô tận, và sức thanh xuân của nàng là vĩnh cửu.
Trên đây là vài nét về nàng Xuân qua trí tưởng tượng của con người. Từ hàng ngàn năm nay, giới văn nghệ sĩ (bao gồm nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ, họa sĩ…) đều say mê kết bạn với nàng. Tình bạn lớn của họ đã để lại cho đời biết bao tác phẩm bất hủ! Mùa xuân ơi, xin cám ơn nàng!
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét