Được tạo bởi Blogger.
Thứ Ba, 17 tháng 2, 2015
Ngày Xuân Nói Chuyện Trầu Cau Và Sức Khỏe

Theo truyền thuyết thì tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với một câu chuyện cổ tích nổi tiếng “Chuyện trầu cau”. Miếng trầu gồm bốn thứ nguyên liệu: cau (vị ngọt), lá trầu không (vị cay), rễ (vị đắng) và vôi (nồng), ăn trầu thể hiện nếp sinh hoạt mang đậm tính dân tộc độc đáo của người Việt Nam. Sách xưa ghi rằng: “ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm”.
Miếng trầu làm cho người ta gần gũi nhau hơn, cởi mởi hơn vì nhờ “miếng trầu mở đầu câu chuyện”, cho nên người xưa đã dùng trầu để mời nhau theo phép xã giao, nhờ trầu cau mới nên duyên chồng vợ và người ta dâng trầu cau là thể hiện lòng thành kính của thế hệ sau đối với thế hệ trước, vì vậy mà trên mâm cỗ thờ cúng của người Việt bao giờ cũng có trầu cau.
Người xưa ăn trầu là để chống lại cái rét căm căm của trời đất, để chống chọi với cơn sốt rét rừng và cái lạnh giá ở vùng núi cao. Sự phối hợp ba thứ “trầu - cau - vôi” đã tạo ra nhiều ứng hoá học, gây cho cơ thể con người một cảm giác say say, nóng bừng dễ chịu, da mặt ửng hồng làm tăng vẻ đẹp của người phụ nữ.
Người xưa ăn trầu còn là để bảo vệ hàm răng của mình nhằm chống lại các bệnh nhiễm trùng, diệt trừ bệnh giun sán của lá trầu không và hạt cau. Y học ngày nay đã công nhận những kinh nghiệm đó của người xưa là phù hợp và có giá trị phòng bệnh, chữa bệnh. Một công trình nghiên cứu trên người ăn trầu cau cho thấy ở người này không có ký sinh trùng đường ruột. Nhiều đoàn y tế nước ngoài đến tham quan và làm việc ở nhiều nơi trên đất nước ta, trong khi tiếp xúc với nhân dân địa phương đều rất ngạc nhiên khi thấy các cụ già bảy, tám mươi tuổi vẫn còn hàm răng tốt khi được biết chính là nhờ các cụ ăn trầu. Chất chát của trầu cau làm cho răng chắc chắn không lung lay. Chất thơm của lá trầu chống lại sự viêm lợi chân răng có mủ.
Nhai trầu còn là một động tác luyện tập hàm răng, khuôn mặt con người đẹp hơn, hạn chế được tuổi già đến sớm. Người xưa có câu: “Cái răng, cái tóc là góc con người”, có thể xuất xứ từ tục lệ ăn trầu cau chăng? Đây cũng chính là phương pháp vật lý trị liệu của ông cha ta thuở trước.
Nhai trầu còn kích thích tiêu hoá làm cho dịch vị và các men tiêu hoá tiết ra nhiều hơn. Thật vậy, những người nhai trầu ăn uống dễ tiêu, ngon miệng, không bị đầy chướng, ợ hơi và táo bón. Ngày nay, những người còn ăn trầu thì cứ an tâm mà thưởng thức các món ăn cao lương mỹ vị, vui chơi đón xuân một cách thoải mái.
Giá trị của trầu cau không chỉ hạn hẹp ở lĩnh vực phòng, chữa bệnh mà trầu cau còn thâm nhập vào lĩnh vực nghệ thuật và tâm sinh lý. Các nhà hiền triết, các nhà thơ xưa muốn để tâm hồn bay bổng theo dòng suy tư thâm sâu, siêu việt hay thả hồn thơ lai láng, họ đã nhai trầu, cũng giống như các nhà văn, nhà thơ ngày nay đã dùng thuốc lá, cà phê để tìm nguồn cảm hứng trong sáng tác.
Người xưa còn xem việc têm trầu là một nghệ thuật. Qua cử chỉ têm trầu, ăn trầu để phán đoán phong cách, tính ăn, nết ở của con người. Cũng vì lẽ đó nên xưa kia, khi đi xem mặt các nàng dâu tương lai, nhà trai đòi bằng được cô gái ra têm trầu, trước là để xem măt cô dâu, sau là để quan sát cử chỉ têm trầu của cô gái mà phán đoán tính nết. Miếng trầu mà têm vụng về là người không khéo tay; miếng trầu nhỏ, miếng cau to là người không biết tính toán làm ăn; miếng trầu mà quệt nhiều vôi là người hoang phí, không biết lo xa...
Như vậy, trầu cau là một vật để nhai chơi, tuy đơn sơ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa trên nhiều lĩnh vực: y học, hoá học, tâm lý xã hội và văn hoá nghệ thuật. Dùng trầu cau là một truyền thống văn hoá của dân tộc, chúng ta hãy trân trọng, giữ gìn và tiếp tục làm đẹp thêm truyền thống đó.
Theo GTĐT
Miếng trầu làm cho người ta gần gũi nhau hơn, cởi mởi hơn vì nhờ “miếng trầu mở đầu câu chuyện”, cho nên người xưa đã dùng trầu để mời nhau theo phép xã giao, nhờ trầu cau mới nên duyên chồng vợ và người ta dâng trầu cau là thể hiện lòng thành kính của thế hệ sau đối với thế hệ trước, vì vậy mà trên mâm cỗ thờ cúng của người Việt bao giờ cũng có trầu cau.
Người xưa ăn trầu là để chống lại cái rét căm căm của trời đất, để chống chọi với cơn sốt rét rừng và cái lạnh giá ở vùng núi cao. Sự phối hợp ba thứ “trầu - cau - vôi” đã tạo ra nhiều ứng hoá học, gây cho cơ thể con người một cảm giác say say, nóng bừng dễ chịu, da mặt ửng hồng làm tăng vẻ đẹp của người phụ nữ.
Người xưa ăn trầu còn là để bảo vệ hàm răng của mình nhằm chống lại các bệnh nhiễm trùng, diệt trừ bệnh giun sán của lá trầu không và hạt cau. Y học ngày nay đã công nhận những kinh nghiệm đó của người xưa là phù hợp và có giá trị phòng bệnh, chữa bệnh. Một công trình nghiên cứu trên người ăn trầu cau cho thấy ở người này không có ký sinh trùng đường ruột. Nhiều đoàn y tế nước ngoài đến tham quan và làm việc ở nhiều nơi trên đất nước ta, trong khi tiếp xúc với nhân dân địa phương đều rất ngạc nhiên khi thấy các cụ già bảy, tám mươi tuổi vẫn còn hàm răng tốt khi được biết chính là nhờ các cụ ăn trầu. Chất chát của trầu cau làm cho răng chắc chắn không lung lay. Chất thơm của lá trầu chống lại sự viêm lợi chân răng có mủ.
Nhai trầu còn là một động tác luyện tập hàm răng, khuôn mặt con người đẹp hơn, hạn chế được tuổi già đến sớm. Người xưa có câu: “Cái răng, cái tóc là góc con người”, có thể xuất xứ từ tục lệ ăn trầu cau chăng? Đây cũng chính là phương pháp vật lý trị liệu của ông cha ta thuở trước.
Nhai trầu còn kích thích tiêu hoá làm cho dịch vị và các men tiêu hoá tiết ra nhiều hơn. Thật vậy, những người nhai trầu ăn uống dễ tiêu, ngon miệng, không bị đầy chướng, ợ hơi và táo bón. Ngày nay, những người còn ăn trầu thì cứ an tâm mà thưởng thức các món ăn cao lương mỹ vị, vui chơi đón xuân một cách thoải mái.
Giá trị của trầu cau không chỉ hạn hẹp ở lĩnh vực phòng, chữa bệnh mà trầu cau còn thâm nhập vào lĩnh vực nghệ thuật và tâm sinh lý. Các nhà hiền triết, các nhà thơ xưa muốn để tâm hồn bay bổng theo dòng suy tư thâm sâu, siêu việt hay thả hồn thơ lai láng, họ đã nhai trầu, cũng giống như các nhà văn, nhà thơ ngày nay đã dùng thuốc lá, cà phê để tìm nguồn cảm hứng trong sáng tác.
Người xưa còn xem việc têm trầu là một nghệ thuật. Qua cử chỉ têm trầu, ăn trầu để phán đoán phong cách, tính ăn, nết ở của con người. Cũng vì lẽ đó nên xưa kia, khi đi xem mặt các nàng dâu tương lai, nhà trai đòi bằng được cô gái ra têm trầu, trước là để xem măt cô dâu, sau là để quan sát cử chỉ têm trầu của cô gái mà phán đoán tính nết. Miếng trầu mà têm vụng về là người không khéo tay; miếng trầu nhỏ, miếng cau to là người không biết tính toán làm ăn; miếng trầu mà quệt nhiều vôi là người hoang phí, không biết lo xa...
Như vậy, trầu cau là một vật để nhai chơi, tuy đơn sơ nhưng lại mang nhiều ý nghĩa trên nhiều lĩnh vực: y học, hoá học, tâm lý xã hội và văn hoá nghệ thuật. Dùng trầu cau là một truyền thống văn hoá của dân tộc, chúng ta hãy trân trọng, giữ gìn và tiếp tục làm đẹp thêm truyền thống đó.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét