Được tạo bởi Blogger.
Thứ Bảy, 22 tháng 6, 2013
Món Nợ Xưa
Những ngày mới vào cấp III các thầy dạy toán khuyên tôi tiếp tục học môn toán. Các thầy dạy văn lại khuyên chuyển sang học văn. Tôi băn khoăn chưa biết theo hướng nào.
Hôm đến thăm nhà tôi, thầy Châu vui vẻ nói luôn: “Thầy nghĩ kỹ rồi. Em đi văn hợp đấy, có tương lai đấy. Học toán cũng tốt. Nhưng Ký lại hay mau nước mắt. Xem chừng giàu cảm xúc lắm. Biết đâu một ngày kia em sẽ thành nhà văn viết bằng chân đấy.”
Là người dạy toán tâm huyết, thầy Châu đã gieo ước vọng học tốt toán cho tôi. Chính thầy đã dày công chăm chút, bồi dưỡng giúp tôi vượt ngàn gian khó đoạt giải học sinh giỏi toán miền Bắc (lớp 7, năm học 1962-1963). Nay chính thầy lại tha thiết khuyên tôi chuyển hướng học văn. Thầy đã giúp tôi trút bỏ bao băn khoăn, trăn trở.
Thầy Châu của tôi là thế. Bao giờ cũng nghĩ về trò trước khi nghĩ về mình. Đã gần tứ tuần, thầy vẫn sống độc thân trong căn phòng tập thể nhỏ giữa hai dãy lớp Trường cấp II Hải Thanh, nơi quê tôi (xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định) .
Thương bố mẹ tôi già yếu, để tôi yên tâm học tốt, trong suốt những năm tôi xa nhà đi học đại học thầy thường xuyên qua lại thăm nom như người thân thiết. Lần nào tôi về quê nghỉ hè thầy cũng đạp xe ra bến ôtô đón. Trước khi đưa về nhà bao giờ thầy cũng “bắt” tôi rẽ vào chung vui bữa cơm thân thiện với thầy ở cái phòng tập thể đơn sơ ấy.
Bao tháng ngày kham khổ với bữa cơm sinh viên thời sơ tán chỉ có “canh toàn quốc” ăn với mì nắm, với ngô răng ngựa giờ được cùng thầy ngồi ăn bữa cơm trắng với cà giòn muối xổi chấm mắm tôm cùng thịt gà luộc chấm muối hành, lá chanh, tôi thấy sao mà ngon mà nhớ đời làm vậy. Thú vị hơn, cảm động hơn khi thầy giới thiệu: những “đặc sản” ấy đều do thầy tự nuôi, trồng ở ngay khu tập thể.
Tốt nghiệp đại học, tôi thật mừng được về dạy văn ngay tại xã quê hương nơi có thầy Châu của tôi dù tôi chẳng có một chữ sư phạm (vì học tổng hợp). Những giáo án đầu tiên, giờ lên lớp đầu tiên của tôi - người thầy giáo không còn đôi tay - luôn có thầy bên cạnh động viên, uốn nắn từng chi tiết nhỏ nên tôi rất yên tâm, tự tin.
Một buổi trưa, thầy gọi tôi vào phòng, nói nhỏ: “Này, ta thấy cái L. có cảm tình với Ký lắm. Ta thăm dò, xem chừng ả sẵn sàng đấy. Ý cậu thế nào? “Trâu ta, cỏ đồng ta”. Nếu được thế thì hên quá còn gì” (L. là trưởng tổ văn trường tôi). Vậy là thầy đang lo cho tôi sao cho có hạnh phúc. Với người khuyết tật như tôi, đây quả là việc không dễ.
Vì quá bất ngờ, tôi lúng túng, chỉ biết xúc động cười trừ. Những ngày sau thầy sắp xếp để tôi và L. có nhiều cơ hội gặp nhau. Nhưng chuyện vẫn chưa đâu vào đâu thì một hôm ông anh kết nghĩa từ Nam Trực dẫn N., em vợ của anh, xuống chơi thăm nhà tôi và cũng có ý muốn “xếp đặt” cho tôi.
Không hiểu sao ngay giây phút đầu gặp gỡ tôi đã bị N. “hớp hồn”. Thế là niềm vui xen lẫn thắc thỏm, dằn vặt. Biết nói thế nào với thầy Châu đây? Liệu thầy có giận không? Không thể giấu mãi, tôi liều gặp thầy để thưa chuyện. Vừa nghe, thầy đã vỗ tay cười phá lên: “Ồ thế thì tuyệt, tuyệt! Ta ủng hộ, ủng hộ ngay. Còn L. ta sẽ nói nó thông cảm. Duyên phận mà!”. Thế là lần nữa thầy lại vì tôi mà quan tâm lo lắng, vun bồi. Lại cũng vì tôi mà lặng lẽ hi sinh thiện ý, công lao của mình như vậy đấy.
Hơn hai năm sau ngày cưới, chúng tôi đã đón hai “tí nhóc” ra đời. Các cháu lại hay quặt quẹo. Đồng lương hai vợ chồng cứ thiếu trước hụt sau. Thầy Châu rất biết điều đó nên cứ dành dụm được đồng nào lại tìm cách san sẻ cho chúng tôi. Nhiều lần nể quá, không dám nhận, liền bị thầy mắng: “Vẽ bộ. Thiếu thì cứ cầm mà tiêu. Cần thiết cứ ghi vào sổ. Coi như ta gửi tiền tiết kiệm, vợ chồng cậu giữ hộ”.
Ngày tiễn thầy lên đường gia nhập đội ngũ những nhà giáo tăng cường cho giáo dục vùng giải phóng miền Nam (1974), vợ chồng tôi có ý xin trao lại số tiền đã được thầy “gửi giữ hộ” ấy. Thầy nghiêm mặt nhìn hai chúng tôi: “Ta hỏi thật, tiền này vợ chồng kiếm ở đâu? Đi mượn nóng phải không? Thôi, cứ cầm lấy mà lo cho con cái. Một mình ta, đi lần này có Nhà nước lo tất cả, chẳng có gì phải băn khoăn”.
Gần 30 năm sau vợ chồng tôi mới có dịp về Đà Lạt (nơi thầy Châu công tác). Những tưởng sẽ được gặp lại thầy để hoan hỉ, cũng là để trả món “nợ” xưa. Nào ngờ đến nơi mới hay tin thầy tôi đã mất do bạo bệnh sau khi nghỉ hưu được ít năm…
Sài Gòn xuân 2006 Hôm đến thăm nhà tôi, thầy Châu vui vẻ nói luôn: “Thầy nghĩ kỹ rồi. Em đi văn hợp đấy, có tương lai đấy. Học toán cũng tốt. Nhưng Ký lại hay mau nước mắt. Xem chừng giàu cảm xúc lắm. Biết đâu một ngày kia em sẽ thành nhà văn viết bằng chân đấy.”
Là người dạy toán tâm huyết, thầy Châu đã gieo ước vọng học tốt toán cho tôi. Chính thầy đã dày công chăm chút, bồi dưỡng giúp tôi vượt ngàn gian khó đoạt giải học sinh giỏi toán miền Bắc (lớp 7, năm học 1962-1963). Nay chính thầy lại tha thiết khuyên tôi chuyển hướng học văn. Thầy đã giúp tôi trút bỏ bao băn khoăn, trăn trở.
Thầy Châu của tôi là thế. Bao giờ cũng nghĩ về trò trước khi nghĩ về mình. Đã gần tứ tuần, thầy vẫn sống độc thân trong căn phòng tập thể nhỏ giữa hai dãy lớp Trường cấp II Hải Thanh, nơi quê tôi (xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, Nam Định) .
Thương bố mẹ tôi già yếu, để tôi yên tâm học tốt, trong suốt những năm tôi xa nhà đi học đại học thầy thường xuyên qua lại thăm nom như người thân thiết. Lần nào tôi về quê nghỉ hè thầy cũng đạp xe ra bến ôtô đón. Trước khi đưa về nhà bao giờ thầy cũng “bắt” tôi rẽ vào chung vui bữa cơm thân thiện với thầy ở cái phòng tập thể đơn sơ ấy.
Bao tháng ngày kham khổ với bữa cơm sinh viên thời sơ tán chỉ có “canh toàn quốc” ăn với mì nắm, với ngô răng ngựa giờ được cùng thầy ngồi ăn bữa cơm trắng với cà giòn muối xổi chấm mắm tôm cùng thịt gà luộc chấm muối hành, lá chanh, tôi thấy sao mà ngon mà nhớ đời làm vậy. Thú vị hơn, cảm động hơn khi thầy giới thiệu: những “đặc sản” ấy đều do thầy tự nuôi, trồng ở ngay khu tập thể.
Tốt nghiệp đại học, tôi thật mừng được về dạy văn ngay tại xã quê hương nơi có thầy Châu của tôi dù tôi chẳng có một chữ sư phạm (vì học tổng hợp). Những giáo án đầu tiên, giờ lên lớp đầu tiên của tôi - người thầy giáo không còn đôi tay - luôn có thầy bên cạnh động viên, uốn nắn từng chi tiết nhỏ nên tôi rất yên tâm, tự tin.
Một buổi trưa, thầy gọi tôi vào phòng, nói nhỏ: “Này, ta thấy cái L. có cảm tình với Ký lắm. Ta thăm dò, xem chừng ả sẵn sàng đấy. Ý cậu thế nào? “Trâu ta, cỏ đồng ta”. Nếu được thế thì hên quá còn gì” (L. là trưởng tổ văn trường tôi). Vậy là thầy đang lo cho tôi sao cho có hạnh phúc. Với người khuyết tật như tôi, đây quả là việc không dễ.
Vì quá bất ngờ, tôi lúng túng, chỉ biết xúc động cười trừ. Những ngày sau thầy sắp xếp để tôi và L. có nhiều cơ hội gặp nhau. Nhưng chuyện vẫn chưa đâu vào đâu thì một hôm ông anh kết nghĩa từ Nam Trực dẫn N., em vợ của anh, xuống chơi thăm nhà tôi và cũng có ý muốn “xếp đặt” cho tôi.
Không hiểu sao ngay giây phút đầu gặp gỡ tôi đã bị N. “hớp hồn”. Thế là niềm vui xen lẫn thắc thỏm, dằn vặt. Biết nói thế nào với thầy Châu đây? Liệu thầy có giận không? Không thể giấu mãi, tôi liều gặp thầy để thưa chuyện. Vừa nghe, thầy đã vỗ tay cười phá lên: “Ồ thế thì tuyệt, tuyệt! Ta ủng hộ, ủng hộ ngay. Còn L. ta sẽ nói nó thông cảm. Duyên phận mà!”. Thế là lần nữa thầy lại vì tôi mà quan tâm lo lắng, vun bồi. Lại cũng vì tôi mà lặng lẽ hi sinh thiện ý, công lao của mình như vậy đấy.
Hơn hai năm sau ngày cưới, chúng tôi đã đón hai “tí nhóc” ra đời. Các cháu lại hay quặt quẹo. Đồng lương hai vợ chồng cứ thiếu trước hụt sau. Thầy Châu rất biết điều đó nên cứ dành dụm được đồng nào lại tìm cách san sẻ cho chúng tôi. Nhiều lần nể quá, không dám nhận, liền bị thầy mắng: “Vẽ bộ. Thiếu thì cứ cầm mà tiêu. Cần thiết cứ ghi vào sổ. Coi như ta gửi tiền tiết kiệm, vợ chồng cậu giữ hộ”.
Ngày tiễn thầy lên đường gia nhập đội ngũ những nhà giáo tăng cường cho giáo dục vùng giải phóng miền Nam (1974), vợ chồng tôi có ý xin trao lại số tiền đã được thầy “gửi giữ hộ” ấy. Thầy nghiêm mặt nhìn hai chúng tôi: “Ta hỏi thật, tiền này vợ chồng kiếm ở đâu? Đi mượn nóng phải không? Thôi, cứ cầm lấy mà lo cho con cái. Một mình ta, đi lần này có Nhà nước lo tất cả, chẳng có gì phải băn khoăn”.
Gần 30 năm sau vợ chồng tôi mới có dịp về Đà Lạt (nơi thầy Châu công tác). Những tưởng sẽ được gặp lại thầy để hoan hỉ, cũng là để trả món “nợ” xưa. Nào ngờ đến nơi mới hay tin thầy tôi đã mất do bạo bệnh sau khi nghỉ hưu được ít năm…
Nguyễn Ngọc Ký
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét