Được tạo bởi Blogger.
Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013
Một Ngày Đẹp Nhất Của Tuổi Thơ Tôi
Trong năm đầu tiên sinh sống tại thành phố San Francisco, sau khi di cư từ Sài Gòn, tôi vẫn còn rất lo sợ vào mỗi buổi sáng đi học. Lúc đó, tôi chưa nói tiếng Anh lưu loát và vẫn còn chào thầy chủ nhiệm như học sinh ngoan ở Việt Nam: tay khoanh ở ngực, rạp người cho thấp và cúi đầu: “Good morning, teacher”.
Trước khi bố tôi bắt đầu đi làm, ngày nào ông cũng đưa đón tôi đi học. Tôi đeo lủng lẳng một cái hộp nhựa màu đỏ, trong đó có bữa ăn trưa mẹ tôi đã chuẩn bị sẵn. Tôi muốn tâm sự với bố rằng tôi không hề muốn đem theo thức ăn từ nhà như thế này, vì những món ăn VN, thừa từ bữa tối hôm trước, luôn luôn thu hút sự nhòm ngó của những người bạn Mỹ. Những món ăn thuần túy VN mà cả đời tôi yêu mến, như cá kho tộ và tôm hầm mắm tôm, lúc này tôi phải ăn vội vàng, lén lút và mắt dán chặt vào bàn vì sợ những ánh mắt và tiếng sụt sùi từ mũi của các bạn xung quanh.
Trên đường đi từ trường đến nhà, tôi và bố luôn luôn đi ngang qua một tiệm thức ăn vặt có những kệ thẳng tít, đầy những thứ xa lạ và tuyệt vời đối với một đứa trẻ như tôi, như những bao khoai tây chiên sặc sỡ, chất nilông bóng và giòn trong tay tôi, và tất nhiên quá vòng tay một gia đình vừa định cư tại Mỹ. Vừa tròn 11 tuổi, tôi chưa hiểu rõ hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình, nhưng cũng đã cảm nhận được rằng tôi không nên nài nỉ bố mua cho tôi một món xa xỉ như thế. Mặc dù vậy, tôi bao giờ cũng đầy hi vọng mỗi khi đi ngang qua cửa hàng này với bố.
Chỉ một vài tuần sau, bố không đưa tôi đi học nữa vì ông vừa tìm được việc làm tại cái chợ Á Châu ở gần nhà. Ngày đầu tiên bố đi làm, tôi như ngồi trên đống lửa trong lớp học của mình. Trong trường hôm đó, tôi không thể tập trung vào cái gì ngoài việc đi thăm bố khi tan trường. Việc bố đi làm tại nước Mỹ làm tôi hãnh diện và vui mừng đến mức khó thở. Nhưng tôi cũng lo, bố có thể làm được việc không? Bố sẽ bị mệt lắm không? Bố có phải đem thức ăn VN ở nhà đi không, và nếu có, những người bạn làm cùng bố sẽ nói gì? Bố có sợ những ánh mắt và tiếng sụt sùi từ mũi của họ hay không?...
Khi chuông tan học reo lên, tôi không kiềm chế được mình nữa và chạy thẳng một mạch đến chợ. Tôi đi một cách hết sức tự nhiên vào những phòng phía sau chợ, nơi công nhân làm việc. Nếu có ai hỏi, tôi sẽ hãnh diện trả lời: “Tôi biết đường đi ở đây vì bố tôi làm việc ở đây mà!”.
Tôi thấy bố ngay lập tức. Ông ngồi trên một cái ghế thấp, quay lưng ra phía tôi và đang chăm chú bó rau cải. Cái phòng này đầy mùi lạnh tanh của chất sát trùng và hoa quả nát, và đôi tay gân guốc của bố bay thoăn thoắt trên những bó cải xanh.
Tôi nín thở và rón rén đi đến sau lưng bố. Tôi sợ rằng tim mình sẽ nhảy ra khỏi lồng ngực. Trong chỉ một giây, tôi nhảy lên, ôm choàng lấy vai bố và bịt mắt ông lại với bàn tay bé tí của mình: “Hello bố!”.
Ông tỏ vẻ thật sự ngạc nhiên khi quay lưng lại và thấy tôi. Ông cười to, và hết sức cẩn thận lấy trong túi áo của mình ra 30 xu, để lại những vết xanh của rau cải trên các đồng xu mới tinh.
Hai bố con nhìn nhau và cười như hai người đồng âm mưu: đó chính xác là số tiền của một bao khoai tây chiên - món quà vặt tôi yêu thích nhất - để tôi có thể mua trong cửa hàng tạp hóa.
Hôm đó là một trong những ngày tuyệt vời nhất của tuổi thơ tôi.
Anne Trítine Nguyễn
Trước khi bố tôi bắt đầu đi làm, ngày nào ông cũng đưa đón tôi đi học. Tôi đeo lủng lẳng một cái hộp nhựa màu đỏ, trong đó có bữa ăn trưa mẹ tôi đã chuẩn bị sẵn. Tôi muốn tâm sự với bố rằng tôi không hề muốn đem theo thức ăn từ nhà như thế này, vì những món ăn VN, thừa từ bữa tối hôm trước, luôn luôn thu hút sự nhòm ngó của những người bạn Mỹ. Những món ăn thuần túy VN mà cả đời tôi yêu mến, như cá kho tộ và tôm hầm mắm tôm, lúc này tôi phải ăn vội vàng, lén lút và mắt dán chặt vào bàn vì sợ những ánh mắt và tiếng sụt sùi từ mũi của các bạn xung quanh.
Trên đường đi từ trường đến nhà, tôi và bố luôn luôn đi ngang qua một tiệm thức ăn vặt có những kệ thẳng tít, đầy những thứ xa lạ và tuyệt vời đối với một đứa trẻ như tôi, như những bao khoai tây chiên sặc sỡ, chất nilông bóng và giòn trong tay tôi, và tất nhiên quá vòng tay một gia đình vừa định cư tại Mỹ. Vừa tròn 11 tuổi, tôi chưa hiểu rõ hoàn cảnh khó khăn của gia đình mình, nhưng cũng đã cảm nhận được rằng tôi không nên nài nỉ bố mua cho tôi một món xa xỉ như thế. Mặc dù vậy, tôi bao giờ cũng đầy hi vọng mỗi khi đi ngang qua cửa hàng này với bố.
Chỉ một vài tuần sau, bố không đưa tôi đi học nữa vì ông vừa tìm được việc làm tại cái chợ Á Châu ở gần nhà. Ngày đầu tiên bố đi làm, tôi như ngồi trên đống lửa trong lớp học của mình. Trong trường hôm đó, tôi không thể tập trung vào cái gì ngoài việc đi thăm bố khi tan trường. Việc bố đi làm tại nước Mỹ làm tôi hãnh diện và vui mừng đến mức khó thở. Nhưng tôi cũng lo, bố có thể làm được việc không? Bố sẽ bị mệt lắm không? Bố có phải đem thức ăn VN ở nhà đi không, và nếu có, những người bạn làm cùng bố sẽ nói gì? Bố có sợ những ánh mắt và tiếng sụt sùi từ mũi của họ hay không?...
Khi chuông tan học reo lên, tôi không kiềm chế được mình nữa và chạy thẳng một mạch đến chợ. Tôi đi một cách hết sức tự nhiên vào những phòng phía sau chợ, nơi công nhân làm việc. Nếu có ai hỏi, tôi sẽ hãnh diện trả lời: “Tôi biết đường đi ở đây vì bố tôi làm việc ở đây mà!”.
Tôi thấy bố ngay lập tức. Ông ngồi trên một cái ghế thấp, quay lưng ra phía tôi và đang chăm chú bó rau cải. Cái phòng này đầy mùi lạnh tanh của chất sát trùng và hoa quả nát, và đôi tay gân guốc của bố bay thoăn thoắt trên những bó cải xanh.
Tôi nín thở và rón rén đi đến sau lưng bố. Tôi sợ rằng tim mình sẽ nhảy ra khỏi lồng ngực. Trong chỉ một giây, tôi nhảy lên, ôm choàng lấy vai bố và bịt mắt ông lại với bàn tay bé tí của mình: “Hello bố!”.
Ông tỏ vẻ thật sự ngạc nhiên khi quay lưng lại và thấy tôi. Ông cười to, và hết sức cẩn thận lấy trong túi áo của mình ra 30 xu, để lại những vết xanh của rau cải trên các đồng xu mới tinh.
Hai bố con nhìn nhau và cười như hai người đồng âm mưu: đó chính xác là số tiền của một bao khoai tây chiên - món quà vặt tôi yêu thích nhất - để tôi có thể mua trong cửa hàng tạp hóa.
Hôm đó là một trong những ngày tuyệt vời nhất của tuổi thơ tôi.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 comments:
Tự ti mặc cảm của con em chúng ta về đồ ăn thức uống Việt Nam ở nơi công cộng, hay trường học là một thực trạng mà đa số các bậc phu huynh không biết đến đơn thuần vì các bậc phụ huynh không trải nghiệm qua hay vì hoàn cảnh nơi xứ lạ quê người đã cuốn họ vào vòng xoáy của cơm áo gạo tiền đến nổi họ không còn thời gian cận kề thăm hỏi tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng của các con.
Có những đứa trẻ "làm bộ" quên mang theo thức ăn từ nhà và cũng không ít những đứa trẻ mang thức ăn theo nhưng rồi đổ vào thùng rác! Có những đứa sau khi làm như vậy có tiền mua những thứ khác ăn nhưng không ít đứa thà nhịn đói chứ không "dám" ăn đồ nhà mang theo.
TB² mong rằng qua bài viết này các bậc phụ huynh thông cảm hơn cho con trẻ chúng ta. TB² cũng mong các bậc phụ huynh hiểu cho rằng hiện trạng này không chỉ xuất hiện ở tận trời tây mà thật ra nó xuất hiện ngay trong đất nước Việt Nam của chúng ta ngày nay. Khi mà xã hội giai cấp chênh lệch nhau quá xa, kẻ quá giàu người quá nghèo, con em họ sẽ là những đứa trẻ trong hoàn cảnh của bài viết này đấy các bạn ạ.
Cám ơn NT500 và chúc mừng bạn Anne Tristine Nguyễn đã nói lên sự thật của lòng mình.
Đăng nhận xét