Được tạo bởi Blogger.
Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2013
Hà Nội Trong Mắt Tôi
Khách du lịch là một cô gái Hong Kong. Mải săm soi, ngắm nghía cô bị lạc mất đoàn và phải nhờ một người lái xe ôm chở đi tìm hộ. Người hướng dẫn viên của công ty du lịch không vui mừng đón vị khách đi lạc (mà thật ra trách nhiệm để cô gái ấy đi lạc là của anh), cau mặt càu nhàu.
Chuyện ở quảng trường
Cô gái như biết lỗi của mình, lặng im nhưng vẻ mặt rất buồn. Người lái xe ôm níu người hướng dẫn viên đòi tiền công chở cô du khách.
Trước cặp mắt ngỡ ngàng của những người chứng kiến, anh hướng dẫn viên du lịch quay lại tung ra một tràng chửi rủa tục tằn, rồi móc túi lấy tờ 10.000 đồng ném xuống đất: “Lần sau mày đừng chở nó nữa nhé!”.
Quá sức bàng hoàng, người lái xe ôm - mái tóc đã ngả màu muối tiêu, tuổi tác đáng bậc cha chú anh hướng dẫn viên du lịch - ngây người đứng sững, một bạn đồng nghiệp cùng chạy xe đứng gần đấy phải cúi xuống nhặt tiền hộ nhét vào túi áo cho ông. Nghẹn ngào mãi ông mới nói được một câu: “Cảm ơn anh!” rồi lủi thủi dắt xe đi.
Chuyện ở một vỉa hè
Lang thang dạo các phố quanh khách sạn một vòng trong một buổi chiều chuẩn bị rời Hà Nội trở về Sài Gòn, tôi bồi hồi nhìn ngắm sinh hoạt của đồng bào thủ đô, quê hương bố mẹ mình, mà phải đến năm thứ 30 sau chiến tranh chấm dứt tôi mới có dịp ra thăm. Đến phố Trần Nhân Tông thì bất chợt một cơn mưa lớn ào xuống như trút, tôi chạy vội vào một mái hiên để trú. Đó là chỗ của một bà cụ với gánh bún đậu.
Tôi áy náy thấy việc đứng trú mưa của mình cản trở việc buôn bán của bà, đang loay hoay định chạy trở ra tìm chỗ khác thì giọng bà cụ đã êm ái cất lên: “Cứ đứng đó cháu, để bà dịch sát vào một tí là gọn!”. Tôi lí nhí cảm ơn bà, rồi không biết nghĩ sao tôi sà xuống gọi bún ăn.
Bà cụ từ tốn thả đôi tay vào xô nước có ngâm một ít lá mùi già, rửa tay cẩn thận rồi mới bóc bún, gắp đậu, xếp rau cho tôi. Thấy tôi khen đậu ngon, bà khoe đó là đậu nhà làm lấy. Nghề bán bún này theo bà đã hơn nửa thế kỷ, nó giúp bà nuôi sáu người con ăn học. Có người là bác sĩ, có người là công nhân, đều đã trưởng thành...
Thấy tôi nhìn có vẻ thắc mắc, bà cười móm mém: “Ấy! Chúng nó cứ bắt bà nghỉ bán nhưng bà còn khỏe cháu ạ, ra bán thế này vui mà còn có dư chút ít giúp mấy đứa đông con và làm từ thiện...”.
Mưa dứt hạt, tôi đứng lên kiếu từ và móc túi định lấy tiền trả bà thì mới hay ví tiền vẫn để ở khách sạn. Mặt tôi đỏ rần, vừa ngượng vừa sợ, không biết giải thích với bà cụ như thế nào để xin khất chạy về khách sạn lấy tiền. Bà cụ rất tinh ý nói ngay: “Không, cháu không phải trả tiền. Để bà cụ thủ đô này đãi người miền Nam một bữa bún nhé!”. Bà còn cười rất tươi gửi lời thăm bố mẹ tôi, chúc tôi lên đường bằng an...
Trời vẫn tối sầm báo hiệu sẽ còn những cơn mưa khác, nhưng từ lúc ấy trong mắt tôi, nỗi buồn ở quảng trường sáng nay như chạy đâu mất hết...
Minh Lâm
Chuyện ở quảng trường
Cô gái như biết lỗi của mình, lặng im nhưng vẻ mặt rất buồn. Người lái xe ôm níu người hướng dẫn viên đòi tiền công chở cô du khách.
Trước cặp mắt ngỡ ngàng của những người chứng kiến, anh hướng dẫn viên du lịch quay lại tung ra một tràng chửi rủa tục tằn, rồi móc túi lấy tờ 10.000 đồng ném xuống đất: “Lần sau mày đừng chở nó nữa nhé!”.
Quá sức bàng hoàng, người lái xe ôm - mái tóc đã ngả màu muối tiêu, tuổi tác đáng bậc cha chú anh hướng dẫn viên du lịch - ngây người đứng sững, một bạn đồng nghiệp cùng chạy xe đứng gần đấy phải cúi xuống nhặt tiền hộ nhét vào túi áo cho ông. Nghẹn ngào mãi ông mới nói được một câu: “Cảm ơn anh!” rồi lủi thủi dắt xe đi.
Chuyện ở một vỉa hè
Lang thang dạo các phố quanh khách sạn một vòng trong một buổi chiều chuẩn bị rời Hà Nội trở về Sài Gòn, tôi bồi hồi nhìn ngắm sinh hoạt của đồng bào thủ đô, quê hương bố mẹ mình, mà phải đến năm thứ 30 sau chiến tranh chấm dứt tôi mới có dịp ra thăm. Đến phố Trần Nhân Tông thì bất chợt một cơn mưa lớn ào xuống như trút, tôi chạy vội vào một mái hiên để trú. Đó là chỗ của một bà cụ với gánh bún đậu.
Tôi áy náy thấy việc đứng trú mưa của mình cản trở việc buôn bán của bà, đang loay hoay định chạy trở ra tìm chỗ khác thì giọng bà cụ đã êm ái cất lên: “Cứ đứng đó cháu, để bà dịch sát vào một tí là gọn!”. Tôi lí nhí cảm ơn bà, rồi không biết nghĩ sao tôi sà xuống gọi bún ăn.
Bà cụ từ tốn thả đôi tay vào xô nước có ngâm một ít lá mùi già, rửa tay cẩn thận rồi mới bóc bún, gắp đậu, xếp rau cho tôi. Thấy tôi khen đậu ngon, bà khoe đó là đậu nhà làm lấy. Nghề bán bún này theo bà đã hơn nửa thế kỷ, nó giúp bà nuôi sáu người con ăn học. Có người là bác sĩ, có người là công nhân, đều đã trưởng thành...
Thấy tôi nhìn có vẻ thắc mắc, bà cười móm mém: “Ấy! Chúng nó cứ bắt bà nghỉ bán nhưng bà còn khỏe cháu ạ, ra bán thế này vui mà còn có dư chút ít giúp mấy đứa đông con và làm từ thiện...”.
Mưa dứt hạt, tôi đứng lên kiếu từ và móc túi định lấy tiền trả bà thì mới hay ví tiền vẫn để ở khách sạn. Mặt tôi đỏ rần, vừa ngượng vừa sợ, không biết giải thích với bà cụ như thế nào để xin khất chạy về khách sạn lấy tiền. Bà cụ rất tinh ý nói ngay: “Không, cháu không phải trả tiền. Để bà cụ thủ đô này đãi người miền Nam một bữa bún nhé!”. Bà còn cười rất tươi gửi lời thăm bố mẹ tôi, chúc tôi lên đường bằng an...
Trời vẫn tối sầm báo hiệu sẽ còn những cơn mưa khác, nhưng từ lúc ấy trong mắt tôi, nỗi buồn ở quảng trường sáng nay như chạy đâu mất hết...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét