Được tạo bởi Blogger.
Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012
Bài Học Đầu Đời
Chuyện đời tự kể” kỳ này chúng tôi xin giới thiệu bài dự thi của một em học sinh lớp 6. “Chuyện đời” của em thật dễ thương...
Bây giờ đã lên lớp 6. Hồi ấy tôi vừa bước vào ngưỡng cửa lớp 1, gia đình tôi rất khó khăn. Bố tôi làm công cho một hãng tư nhân, còn mẹ tôi thì ở nhà bán đồ (một vài thứ bánh kẹo) và đơm nút. Vì vậy gia đình tôi phải chi tiêu một cách tằn tiện. Hằng ngày, bữa cơm gia đình tôi lúc nào cũng chỉ rau muống dầm tương, đôi khi cả nhà tôi phải ăn cháo độn rau.
Hồi ấy, tôi có biết đâu là gia đình mình nghèo khó. Thấy bạn bè có gì là tôi cũng bắt bố mẹ phải cho cái ấy.
Nhớ hôm sinh nhật của tôi. Lúc đó, thấy bạn Na có một con búp bê đẹp, tôi xin bố mẹ mua một con như thế để làm quà cho tôi. Thế nhưng bố tôi lại nói: “Con ơi, nhà mình đang rất khó khăn, mà con búp bê ấy chắc là đắt lắm, gia đình ta không có điều kiện để mua. Thôi thì bố mẹ sẽ làm một bữa cơm ngon để ăn mừng sinh nhật con”.
Nghe bố mẹ nói, tôi thật sự cảm thấy thất vọng và bực bội chạy lên gác tự nhốt mình rồi thiếp đi lúc nào không hay. Thế nhưng ngay chiều hôm đó, khi đang ngồi chơi ngoài sân, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy bố đi làm về trong tay có một con búp bê mà tôi hằng mơ ước. Bố cầm con búp bê đem đến gần tôi và nói: “Đây là quà của con”. Lúc này, tôi vô cùng sung sướng ôm lấy con búp bê rồi đem đi chơi.
Ngồi ngoài sân chơi, tôi vô tình nghe và biết được rằng con búp bê này không phải do bố tôi mua bằng tiền lương lĩnh được mà là phải mua trả góp của một chủ cửa hàng quen với bố. Lúc này, tôi vô cùng cảm động. Núp sau khe cửa sổ, tôi nhìn thấy mẹ đang phải đơm nút trong vẻ mặt đầy âu lo, còn bố tôi thì chuẩn bị đi làm trong vẻ mặt đầy sự lo lắng, khiến lòng tôi không thể kiềm chế được cứ để hai dòng nước mắt chảy ra.
Giờ đây mỗi khi nhìn lại con búp bê ngày nào, tôi cảm thấy thật hối hận. Phải chi tôi đừng đòi mua nó thì bố mẹ tôi đỡ lo âu, cực nhọc phần nào... Thế nhưng cũng chính nhờ nó mà giờ đây tôi đã biết yêu thương bố mẹ hơn và còn bỏ được cái tính chỉ biết đòi hỏi cho phần mình...
Nguyễn Thị Yến Vân (Lớp 6 Trường Phan Đăng Lưu, Q.8, TP.HCM) /tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/134437/Bai-hoc-dau-doi.htm
Bây giờ đã lên lớp 6. Hồi ấy tôi vừa bước vào ngưỡng cửa lớp 1, gia đình tôi rất khó khăn. Bố tôi làm công cho một hãng tư nhân, còn mẹ tôi thì ở nhà bán đồ (một vài thứ bánh kẹo) và đơm nút. Vì vậy gia đình tôi phải chi tiêu một cách tằn tiện. Hằng ngày, bữa cơm gia đình tôi lúc nào cũng chỉ rau muống dầm tương, đôi khi cả nhà tôi phải ăn cháo độn rau.
Hồi ấy, tôi có biết đâu là gia đình mình nghèo khó. Thấy bạn bè có gì là tôi cũng bắt bố mẹ phải cho cái ấy.
Nhớ hôm sinh nhật của tôi. Lúc đó, thấy bạn Na có một con búp bê đẹp, tôi xin bố mẹ mua một con như thế để làm quà cho tôi. Thế nhưng bố tôi lại nói: “Con ơi, nhà mình đang rất khó khăn, mà con búp bê ấy chắc là đắt lắm, gia đình ta không có điều kiện để mua. Thôi thì bố mẹ sẽ làm một bữa cơm ngon để ăn mừng sinh nhật con”.
Nghe bố mẹ nói, tôi thật sự cảm thấy thất vọng và bực bội chạy lên gác tự nhốt mình rồi thiếp đi lúc nào không hay. Thế nhưng ngay chiều hôm đó, khi đang ngồi chơi ngoài sân, tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy bố đi làm về trong tay có một con búp bê mà tôi hằng mơ ước. Bố cầm con búp bê đem đến gần tôi và nói: “Đây là quà của con”. Lúc này, tôi vô cùng sung sướng ôm lấy con búp bê rồi đem đi chơi.
Ngồi ngoài sân chơi, tôi vô tình nghe và biết được rằng con búp bê này không phải do bố tôi mua bằng tiền lương lĩnh được mà là phải mua trả góp của một chủ cửa hàng quen với bố. Lúc này, tôi vô cùng cảm động. Núp sau khe cửa sổ, tôi nhìn thấy mẹ đang phải đơm nút trong vẻ mặt đầy âu lo, còn bố tôi thì chuẩn bị đi làm trong vẻ mặt đầy sự lo lắng, khiến lòng tôi không thể kiềm chế được cứ để hai dòng nước mắt chảy ra.
Giờ đây mỗi khi nhìn lại con búp bê ngày nào, tôi cảm thấy thật hối hận. Phải chi tôi đừng đòi mua nó thì bố mẹ tôi đỡ lo âu, cực nhọc phần nào... Thế nhưng cũng chính nhờ nó mà giờ đây tôi đã biết yêu thương bố mẹ hơn và còn bỏ được cái tính chỉ biết đòi hỏi cho phần mình...
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét