Được tạo bởi Blogger.
Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012
Cái Bạt Tai
Ba năm trước, cũng vào những ngày cuối tháng ba thế này, tôi quyết định nộp đơn thi vào Trường đại học Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) mà không hề xin ý kiến anh.
Tôi nghĩ với tấm bằng kỹ sư sau này sẽ dễ có cơ hội kiếm được nhiều tiền và không còn phải sống những ngày cực khổ như hôm nay.
Tôi giữ kín chuyện đó mãi, tới khi tôi vào thành phố dự thi anh mới biết. Hôm đón tôi tại bến xe miền Đông, anh nhìn tôi bằng ánh mắt buồn, thật buồn. Năm đó tôi còn thiếu tới ba điểm mới đậu. Không nản lòng, tôi xin anh vào thành phố để luyện thi. Suốt một năm ở với anh tôi chỉ biết có mỗi việc là ăn và học.
Thời gian cứ thế trôi qua. Những ngày cuối tháng ba lại tới, tôi háo hức mua bộ hồ sơ và đề ngay vào tên trường không chút do dự: ĐH Bách khoa. Chiều anh đi làm về, nhìn thấy bộ hồ sơ trên bàn anh quay lại hỏi tôi:
- Chú vẫn muốn thi vào Bách khoa à?
- Dạ!
- Để làm gì?
- Để có cơ hội kiếm được nhiều tiền. Em muốn trở nên giàu có.
- Giàu có để làm gì?
Tôi cười nhạt, cho anh là ngớ ngẩn nhưng cũng phải trả lời.
- Để được sung sướng chứ để làm gì.
Vừa nghe tới đó, anh đã vung tay tát vào mặt tôi một cái nảy lửa. Xong, anh mở cửa nắm tay lôi tôi ra đường. Tôi nhận thấy mình đang bước trên con đường hướng về Trường Bách khoa nhưng khi tới siêu thị Miền Đông, anh đã nắm tay tôi lôi mạnh vào trong đó. Anh dẫn tôi tới gian hàng trái cây chỉ vào đó rồi hỏi:
- Chú nhìn thấy gì không?
Tôi trả lời rụt rè:
- Nho.
- Gì nữa?
Tôi không hiểu anh định hỏi gì thì anh nói tiếp, giọng đanh thép:
- Gian hàng trái cây này có ba kệ, kệ trên cùng rồi kệ nữa người ta bày nho ngoại được bao kỹ trong giấy bóng, còn nho quê mình thì bị vứt ở ngăn cuối cùng héo úa, tàn tạ, chẳng giấy má gì. Đã vậy giá chỉ bằng một phần mười giá nho ngoại. Vậy chú nghĩ gì khi người ta đối xử với nho quê mình như vậy? Lớn lên từ vùng nho có bao giờ chú tự hỏi tại sao dân mình cứ nghèo, nho mình không bằng nho người khác chưa? Chưa phải không? Vậy thì hãy nghĩ đi, hãy làm cái gì cho quê đi trước khi quá muộn.
Nói rồi anh với tay lấy mỗi loại một ít. Về tới nhà anh xếp tất cả lên bàn học của tôi thành một hàng thẳng, xong anh quay lại nhìn tôi.
- Anh mong một ngày nào đó nho quê mình sẽ được xếp ngang hàng với nho ngoại trong tất cả siêu thị ở thành phố như anh đang xếp trên bàn này. Học để kiếm tiền làm giàu chẳng có gì sai cả, nhưng nếu tri thức đó được đem về làm giàu cho quê nhà thì mới đáng nói. Sống trên đời cần nhất là cái tâm, nếu có nó rồi thì quê hương chẳng phụ mình đâu! Hãy sống vì quê hương một chút, lòng ta sẽ hạnh phúc hơn.
Sau lần đó, anh không bao giờ hỏi tới chuyện thi cử của tôi nữa. Nhưng anh đâu hay trong lòng tôi đã xảy ra một cuộc đấu tranh dữ dội. Không ít lần tôi đứng trầm ngâm cả giờ trước gian hàng nho trong siêu thị. Mãi tới khi tôi chứng kiến một vị khách cầm chùm nho quê tôi lên xem rồi ném mạnh xuống: “Nho gì mà như C”, tôi mới thật sự hạ quyết tâm thay đổi hồ sơ thi đại học...
Khi đặt bút viết những dòng chữ này tôi đã đi được một nửa chặng đường trong cuộc hành trình đó, nhất là giờ đây tôi được nhà trường cấp cho cả một căn nhà lưới để tiến hành những thí nghiệm về nho. Có lúc hom nho tôi mang từ ngoài quê vào để làm thí nghiệm vừa nảy chồi tạo lá non thì bị một trận mưa quất cho tan nát.
Thất bại nhiều lần tôi đâm ra nản muốn bỏ, nhưng mỗi lần như thế câu nói của anh lại vang lên: “Anh mong một ngày nào đó nho quê mình sẽ được xếp ngang hàng với các loại nho nhập ngoại trong siêu thị”. Tôi lại đứng dậy, tự nhủ thầm mình sẽ làm được và còn làm được nhiều hơn như thế. Nhất định người dân quê tôi sẽ không còn nghèo trên chính vườn nho của mình nữa. Tôi tin vào điều đó.
Sông Dinh - /tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/131718/Cai-bat-tai.htm
Tôi nghĩ với tấm bằng kỹ sư sau này sẽ dễ có cơ hội kiếm được nhiều tiền và không còn phải sống những ngày cực khổ như hôm nay.
Tôi giữ kín chuyện đó mãi, tới khi tôi vào thành phố dự thi anh mới biết. Hôm đón tôi tại bến xe miền Đông, anh nhìn tôi bằng ánh mắt buồn, thật buồn. Năm đó tôi còn thiếu tới ba điểm mới đậu. Không nản lòng, tôi xin anh vào thành phố để luyện thi. Suốt một năm ở với anh tôi chỉ biết có mỗi việc là ăn và học.
Thời gian cứ thế trôi qua. Những ngày cuối tháng ba lại tới, tôi háo hức mua bộ hồ sơ và đề ngay vào tên trường không chút do dự: ĐH Bách khoa. Chiều anh đi làm về, nhìn thấy bộ hồ sơ trên bàn anh quay lại hỏi tôi:
- Chú vẫn muốn thi vào Bách khoa à?
- Dạ!
- Để làm gì?
- Để có cơ hội kiếm được nhiều tiền. Em muốn trở nên giàu có.
- Giàu có để làm gì?
Tôi cười nhạt, cho anh là ngớ ngẩn nhưng cũng phải trả lời.
- Để được sung sướng chứ để làm gì.
Vừa nghe tới đó, anh đã vung tay tát vào mặt tôi một cái nảy lửa. Xong, anh mở cửa nắm tay lôi tôi ra đường. Tôi nhận thấy mình đang bước trên con đường hướng về Trường Bách khoa nhưng khi tới siêu thị Miền Đông, anh đã nắm tay tôi lôi mạnh vào trong đó. Anh dẫn tôi tới gian hàng trái cây chỉ vào đó rồi hỏi:
- Chú nhìn thấy gì không?
Tôi trả lời rụt rè:
- Nho.
- Gì nữa?
Tôi không hiểu anh định hỏi gì thì anh nói tiếp, giọng đanh thép:
- Gian hàng trái cây này có ba kệ, kệ trên cùng rồi kệ nữa người ta bày nho ngoại được bao kỹ trong giấy bóng, còn nho quê mình thì bị vứt ở ngăn cuối cùng héo úa, tàn tạ, chẳng giấy má gì. Đã vậy giá chỉ bằng một phần mười giá nho ngoại. Vậy chú nghĩ gì khi người ta đối xử với nho quê mình như vậy? Lớn lên từ vùng nho có bao giờ chú tự hỏi tại sao dân mình cứ nghèo, nho mình không bằng nho người khác chưa? Chưa phải không? Vậy thì hãy nghĩ đi, hãy làm cái gì cho quê đi trước khi quá muộn.
Nói rồi anh với tay lấy mỗi loại một ít. Về tới nhà anh xếp tất cả lên bàn học của tôi thành một hàng thẳng, xong anh quay lại nhìn tôi.
- Anh mong một ngày nào đó nho quê mình sẽ được xếp ngang hàng với nho ngoại trong tất cả siêu thị ở thành phố như anh đang xếp trên bàn này. Học để kiếm tiền làm giàu chẳng có gì sai cả, nhưng nếu tri thức đó được đem về làm giàu cho quê nhà thì mới đáng nói. Sống trên đời cần nhất là cái tâm, nếu có nó rồi thì quê hương chẳng phụ mình đâu! Hãy sống vì quê hương một chút, lòng ta sẽ hạnh phúc hơn.
Sau lần đó, anh không bao giờ hỏi tới chuyện thi cử của tôi nữa. Nhưng anh đâu hay trong lòng tôi đã xảy ra một cuộc đấu tranh dữ dội. Không ít lần tôi đứng trầm ngâm cả giờ trước gian hàng nho trong siêu thị. Mãi tới khi tôi chứng kiến một vị khách cầm chùm nho quê tôi lên xem rồi ném mạnh xuống: “Nho gì mà như C”, tôi mới thật sự hạ quyết tâm thay đổi hồ sơ thi đại học...
Khi đặt bút viết những dòng chữ này tôi đã đi được một nửa chặng đường trong cuộc hành trình đó, nhất là giờ đây tôi được nhà trường cấp cho cả một căn nhà lưới để tiến hành những thí nghiệm về nho. Có lúc hom nho tôi mang từ ngoài quê vào để làm thí nghiệm vừa nảy chồi tạo lá non thì bị một trận mưa quất cho tan nát.
Thất bại nhiều lần tôi đâm ra nản muốn bỏ, nhưng mỗi lần như thế câu nói của anh lại vang lên: “Anh mong một ngày nào đó nho quê mình sẽ được xếp ngang hàng với các loại nho nhập ngoại trong siêu thị”. Tôi lại đứng dậy, tự nhủ thầm mình sẽ làm được và còn làm được nhiều hơn như thế. Nhất định người dân quê tôi sẽ không còn nghèo trên chính vườn nho của mình nữa. Tôi tin vào điều đó.
Sông Dinh - /tuoitre.vn/Nhip-song-tre/Tinh-yeu-loi-song/131718/Cai-bat-tai.htm
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét