Được tạo bởi Blogger.
Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016
Giấc Mơ Chưa Trọn Vẹn
Năm nay kỷ niệm 35 năm ngày giải phóng cũng là kỷ niệm 35 năm bọn mình không còn ngồi chung một lớp. Niên học cuối chấm dứt sớm hơn bình thường và buổi học sau cùng không tiệc tùng liên hoan như những niên học trước.
Chiến tranh kết thúc có gia đình xum vầy đoàn tụ có gia đình tan nát chia lìa, kẻ ở người đi, hội ngộ chia tay tất cả xảy ra như điều kiện cần và đủ trong xã hội đương thời chỉ khác nhau ở chổ vui - buồn.
Ngày đó mình là đứa trẻ tuổi 15 ngẩn ngơ không biết thế nào là giải phóng, giải phóng là gì, tại sao lại cần giải phóng, ai cần giải phóng. Kiến thức của mình lúc bấy giờ chỉ biết cộng sản là phản nghĩa với cộng hòa, việt cộng là kẻ thù của lính quốc gia, cộng sản là kềm kẹp, tư bản là tự do bình đẳng v.v.
Ngày 30/4 năm 1975, mình khiếp sợ cảnh thị uy của những người được gọi là "vc nằm vùng" tuần hành trên những chiếc xe "díp" chở 4 chở 5 chạy thật nhanh trên đường làm bụi bốc lên mịt trời. Trong số họ người ôm súng cabin, người súng M16 lăm lăm trên tay sẳn sàng bắn những tràng dài khi xe chạy ngang khu dân cư như để nhấn mạnh với bàng dân thiên hạ rằng họ là người của chính thể mới, người có quyền - cách mạng. Hôm đó, họ mở cửa kho thành BC, nơi mà trước đây vài ngày còn là căn cứ quân sự của cố vấn Mỹ và lính VNCH, kho quân nhu, kho lương thực và ngay cả kho đạn đều được "cách mạng" mở tung cho mọi người ai muốn lấy gì thì lấy, như để chứng minh cách mạng là vì dân nên cái gì cách mạng có là dân cũng có, người khuân gạo kẻ khuân quân nhu yếu phẩm, hết hàng, có người khuân cả đạn và mìn lây-mo còn nguyên trong thùng.
Trong xóm mình có người mới mấy hôm trước là người chạy xe lôi nghèo khó, nhưng hôm nay họ khoát lên người chiếc áo nylon màu xanh rêu đầu đội nón "tay bèo" chân đi dép "râu" ra vẻ hảnh diện đi đến đâu cũng xầm xì chỉ chỏ hứa giải quyết chuyện này dẹp chuyện kia họ xưng là "cán bộ" nằm vùng, họ bảo Mỹ cút ngụy nhào từ nay không còn chế độ bù nhìn ngụy quân nguỵ quyền nữa, không còn kẻ giàu người nghèo, nạn chủ tớ tư sản bốc lột người lao động sẽ bị thanh trừng, nạn địa chủ bốc lột tá điền rồi sẽ bị triệt tiêu, người cày phải có ruộng, ai không làm nổi tập thể sẽ hổ trợ không ai sợ đói, rồi đây đất nước sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội lúc bấy giờ mọi người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu!!
Bài học đầu tiên trong sách giáo khoa Anh văn lớp 10 niên học 1975-1976 có bài nói về người nhạc sĩ vĩ cầm da đen bị giết chết chỉ vì anh ta dám nắm tay người bạn gái da trắng khi hai người đi dạo trên hè phố New York vào thập niên 30 của thế kỷ trước. Qua bài viết đó cho người đọc cảm tưởng một xã hội Mỹ tàn bạo mất nhân tính, một xã hội kỳ thị chủng tộc, một xã hội tư bản bất công, có gì đâu một cái nắm tay mà dẩn đến giết người! Kể từ sau ngày kết thúc cuộc nội chiến (Civil War) hiến pháp Mỹ đã nhiều lần được cải biên và lần đầu tiên năm 1870 trong hiến pháp điều số 15 thừa nhận quyền công dân của người da màu và từ nay họ không còn bị coi là nô lệ nữa. Người da màu được hưởng mọi quyền lợi như người da trắng trong đó có quyền được tự do bầu cử.
Bài học đầu tiên của bản thân với chế độ mới là mình không thuộc diện gia đinh cách mạng mà thậm tệ hơn là gia đình có người thân phục vụ trong hàng ngũ "ngụy" quân. Mổi khi có dịp đến cơ quan hành chính chứng thực đơn từ là rụt rè khép nép cán bộ "phán" sao nghe vậy không dám biện minh nếu không muốn bị coi là chống đối người thi hành công vụ đồng nghĩa chống đối cách mạng. Đơn thi ĐH cũng phải nộp kèm bản lý lịch có đóng dấu đỏ chót và phải nộp theo lịch phân định sẳn cho gia đình không cách mạng. Có người nói không đậu đâu thi làm chi cho mệt nhưng mình không nghĩ vậy vì mình tự tin vào khả năng và thành quả học tập của mình. Kết quả kỳ thi oái oăm thay lại đúng y như những gì người ta nói, mình trượt hết cả 3 nguyện vọng. Cánh cửa ĐH đóng sầm trước mặt như đóng luôn tất cả ước mơ hoài bảo của tuổi trẻ. Mình không buồn vì thi rớt vì biết trước đó như định luật các con em của gia đình liên hệ với chế độ cũ phải gánh chịu, nhưng rất buồn khi thấy thằng bạn học yếu nhất lớp thuộc gia đình cách mạng cắp sách lên giảng đường! Mình không có niềm tin vào chế độ tất cả như sụp đổ hoàn toàn, con đường tương lai phía trước của mình mông lung lắm, không định hình được không biết rồi sẽ ra sao. Hiến pháp rành rành chỉ rỏ mọi người dân được luật pháp bảo vệ không phân biệt thành phần xã hội chủng tộc màu da v.v. nhưng sao lại có quy cách riêng cho gia đình cách mạng, làm như vậy không phải là phân biệt hay sao?
Mới ngày nào đế quốc Mỹ là kẻ thù không đội trời chung, mà nay được coi là bạn, là ân nhân, là đối tác chiến lược v.v. Nhưng vì sao người trong một nước chung một giống nòi, gần bốn thập kỷ trôi qua, những thế hệ sinh ra sau năm 1975 họ lớn lên hấp thụ 100% nền văn hóa cách mạng nhưng họ vẫn còn bị phân biệt thành phần chính trị, phân biệt đối xử chốn công đường. Tại sao luật pháp thiên vị người có "nhân thân tốt" vậy người "nhân thân không tốt" là ai? Có phải là người gia đình không cách mạng là người nhân thân không tốt? Luật pháp của nhà nước còn phân biệt đối xử với người trong một nước. Như vậy luật pháp đâu còn là công pháp, còn đâu quyền bình đẳng, còn đâu nhân quyền.
Hiến pháp là luật sử dụng trước toà mà còn thiên vị nhân thân thì nói chi tới luật trong cuộc sống đời thường, luật giang hồ, luật xã hội đen vẩn hiển nhiên hoành hành và kiểm soát bởi tập thể những người cực đoan hay chính quyền cơ sở. Chiến tranh ý thức hệ cải tổ xã hội theo chiều hướng tiến bộ cũng có người theo người chống. Tệ nạn phân biệt chủng tộc phân biệt đối xử người da đen nói chung làm khổ lụy người da màu nhưng hả hê người da trắng. Sự phân biệt đối xử căn cứ theo lý lịch làm gảy đổ biết bao tương lai số phận con người có cha anh người thân liên quan với chế độ cũ. Sự phân loại lý lịch như là công cụ thanh trừng người cũ đồng thời tôn vinh sự cống hiến hy sinh của người cách mạng. Câu nói của TT NVT đừng nghe những gì việt cộng nói mà hảy nhìn những gì việt cộng làm vẩn còn truyền miệng nhau trong những gia đình "ngụy" nhưng suy cho cùng lập luận đó không phải là vô lý. Câu nói của nhà xã hội cải cách Martin Luther King (MLK) "I have a dream ... (Tôi có một giấc mơ ...)" ước mơ một xã hội văn minh bình đẳng không phân biệt chủng tộc ...
Sau bốn mươi bảy năm (23/08/1963) kể từ ngày MLK phát động phong trào đòi quyền bình đẳng chủng tộc, nước Mỹ hôm nay đã có vị tổng thống da màu. Ba mươi lăm năm miền nam hoàn toàn giải phóng, miền nam dưới sự cai trị của đảng cộng sản đã làm được gì cho công bằng xã hội?? Không thể phủ nhận là có nhiều cởi mở nhưng vẩn còn không ít những bất công (không tiện ghi ra). Vâng, những điều bất công đó như là những chấm đen trên tờ giấy trắng nhưng tùy theo quan điểm chính trị, địa vị xã hội và lập trường tư duy mà người ta nhìn vào những chấm đen để phàn nàn hay phần giấy trắng xung quanh để cảm kích.
Nói tóm lại, có gì đâu một cái nắm tay hay một tờ lý lịch mà giết đi một con người, giết đi một tương lai rộng mở với bao nhiêu ước mơ hoài bảo chưa có cơ hội hoàn thành. Đất nước đã thống nhất 35 năm, bao nhiêu tương lai đã bị bức tử bởi tờ lý lịch đen bởi cha làm con chịu, thậm chí có trường hợp ông bà ăn mặn hôm nay cháu con phải uống nước, sự phân biệt này có bất công không? Xin để quá khứ được chôn vùi theo năm tháng. Hảy cùng hướng về tương lai một Việt Nam tươi sáng không còn cụm từ "gia đình có công ...", hay người có "nhân thân tốt" v.v. Chúng ta có quyền mơ như MLK đã mơ và mong cho giấc mơ của chúng ta thành hiện thực để tuổi trẻ con cháu chúng ta không phải gánh chịu những bất hạnh ông cha chúng.
TB² - April 4th, 2010
Chiến tranh kết thúc có gia đình xum vầy đoàn tụ có gia đình tan nát chia lìa, kẻ ở người đi, hội ngộ chia tay tất cả xảy ra như điều kiện cần và đủ trong xã hội đương thời chỉ khác nhau ở chổ vui - buồn.
Ngày đó mình là đứa trẻ tuổi 15 ngẩn ngơ không biết thế nào là giải phóng, giải phóng là gì, tại sao lại cần giải phóng, ai cần giải phóng. Kiến thức của mình lúc bấy giờ chỉ biết cộng sản là phản nghĩa với cộng hòa, việt cộng là kẻ thù của lính quốc gia, cộng sản là kềm kẹp, tư bản là tự do bình đẳng v.v.
Ngày 30/4 năm 1975, mình khiếp sợ cảnh thị uy của những người được gọi là "vc nằm vùng" tuần hành trên những chiếc xe "díp" chở 4 chở 5 chạy thật nhanh trên đường làm bụi bốc lên mịt trời. Trong số họ người ôm súng cabin, người súng M16 lăm lăm trên tay sẳn sàng bắn những tràng dài khi xe chạy ngang khu dân cư như để nhấn mạnh với bàng dân thiên hạ rằng họ là người của chính thể mới, người có quyền - cách mạng. Hôm đó, họ mở cửa kho thành BC, nơi mà trước đây vài ngày còn là căn cứ quân sự của cố vấn Mỹ và lính VNCH, kho quân nhu, kho lương thực và ngay cả kho đạn đều được "cách mạng" mở tung cho mọi người ai muốn lấy gì thì lấy, như để chứng minh cách mạng là vì dân nên cái gì cách mạng có là dân cũng có, người khuân gạo kẻ khuân quân nhu yếu phẩm, hết hàng, có người khuân cả đạn và mìn lây-mo còn nguyên trong thùng.
Trong xóm mình có người mới mấy hôm trước là người chạy xe lôi nghèo khó, nhưng hôm nay họ khoát lên người chiếc áo nylon màu xanh rêu đầu đội nón "tay bèo" chân đi dép "râu" ra vẻ hảnh diện đi đến đâu cũng xầm xì chỉ chỏ hứa giải quyết chuyện này dẹp chuyện kia họ xưng là "cán bộ" nằm vùng, họ bảo Mỹ cút ngụy nhào từ nay không còn chế độ bù nhìn ngụy quân nguỵ quyền nữa, không còn kẻ giàu người nghèo, nạn chủ tớ tư sản bốc lột người lao động sẽ bị thanh trừng, nạn địa chủ bốc lột tá điền rồi sẽ bị triệt tiêu, người cày phải có ruộng, ai không làm nổi tập thể sẽ hổ trợ không ai sợ đói, rồi đây đất nước sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội lúc bấy giờ mọi người làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu!!
Bài học đầu tiên trong sách giáo khoa Anh văn lớp 10 niên học 1975-1976 có bài nói về người nhạc sĩ vĩ cầm da đen bị giết chết chỉ vì anh ta dám nắm tay người bạn gái da trắng khi hai người đi dạo trên hè phố New York vào thập niên 30 của thế kỷ trước. Qua bài viết đó cho người đọc cảm tưởng một xã hội Mỹ tàn bạo mất nhân tính, một xã hội kỳ thị chủng tộc, một xã hội tư bản bất công, có gì đâu một cái nắm tay mà dẩn đến giết người! Kể từ sau ngày kết thúc cuộc nội chiến (Civil War) hiến pháp Mỹ đã nhiều lần được cải biên và lần đầu tiên năm 1870 trong hiến pháp điều số 15 thừa nhận quyền công dân của người da màu và từ nay họ không còn bị coi là nô lệ nữa. Người da màu được hưởng mọi quyền lợi như người da trắng trong đó có quyền được tự do bầu cử.
Bài học đầu tiên của bản thân với chế độ mới là mình không thuộc diện gia đinh cách mạng mà thậm tệ hơn là gia đình có người thân phục vụ trong hàng ngũ "ngụy" quân. Mổi khi có dịp đến cơ quan hành chính chứng thực đơn từ là rụt rè khép nép cán bộ "phán" sao nghe vậy không dám biện minh nếu không muốn bị coi là chống đối người thi hành công vụ đồng nghĩa chống đối cách mạng. Đơn thi ĐH cũng phải nộp kèm bản lý lịch có đóng dấu đỏ chót và phải nộp theo lịch phân định sẳn cho gia đình không cách mạng. Có người nói không đậu đâu thi làm chi cho mệt nhưng mình không nghĩ vậy vì mình tự tin vào khả năng và thành quả học tập của mình. Kết quả kỳ thi oái oăm thay lại đúng y như những gì người ta nói, mình trượt hết cả 3 nguyện vọng. Cánh cửa ĐH đóng sầm trước mặt như đóng luôn tất cả ước mơ hoài bảo của tuổi trẻ. Mình không buồn vì thi rớt vì biết trước đó như định luật các con em của gia đình liên hệ với chế độ cũ phải gánh chịu, nhưng rất buồn khi thấy thằng bạn học yếu nhất lớp thuộc gia đình cách mạng cắp sách lên giảng đường! Mình không có niềm tin vào chế độ tất cả như sụp đổ hoàn toàn, con đường tương lai phía trước của mình mông lung lắm, không định hình được không biết rồi sẽ ra sao. Hiến pháp rành rành chỉ rỏ mọi người dân được luật pháp bảo vệ không phân biệt thành phần xã hội chủng tộc màu da v.v. nhưng sao lại có quy cách riêng cho gia đình cách mạng, làm như vậy không phải là phân biệt hay sao?
Mới ngày nào đế quốc Mỹ là kẻ thù không đội trời chung, mà nay được coi là bạn, là ân nhân, là đối tác chiến lược v.v. Nhưng vì sao người trong một nước chung một giống nòi, gần bốn thập kỷ trôi qua, những thế hệ sinh ra sau năm 1975 họ lớn lên hấp thụ 100% nền văn hóa cách mạng nhưng họ vẫn còn bị phân biệt thành phần chính trị, phân biệt đối xử chốn công đường. Tại sao luật pháp thiên vị người có "nhân thân tốt" vậy người "nhân thân không tốt" là ai? Có phải là người gia đình không cách mạng là người nhân thân không tốt? Luật pháp của nhà nước còn phân biệt đối xử với người trong một nước. Như vậy luật pháp đâu còn là công pháp, còn đâu quyền bình đẳng, còn đâu nhân quyền.
Hiến pháp là luật sử dụng trước toà mà còn thiên vị nhân thân thì nói chi tới luật trong cuộc sống đời thường, luật giang hồ, luật xã hội đen vẩn hiển nhiên hoành hành và kiểm soát bởi tập thể những người cực đoan hay chính quyền cơ sở. Chiến tranh ý thức hệ cải tổ xã hội theo chiều hướng tiến bộ cũng có người theo người chống. Tệ nạn phân biệt chủng tộc phân biệt đối xử người da đen nói chung làm khổ lụy người da màu nhưng hả hê người da trắng. Sự phân biệt đối xử căn cứ theo lý lịch làm gảy đổ biết bao tương lai số phận con người có cha anh người thân liên quan với chế độ cũ. Sự phân loại lý lịch như là công cụ thanh trừng người cũ đồng thời tôn vinh sự cống hiến hy sinh của người cách mạng. Câu nói của TT NVT đừng nghe những gì việt cộng nói mà hảy nhìn những gì việt cộng làm vẩn còn truyền miệng nhau trong những gia đình "ngụy" nhưng suy cho cùng lập luận đó không phải là vô lý. Câu nói của nhà xã hội cải cách Martin Luther King (MLK) "I have a dream ... (Tôi có một giấc mơ ...)" ước mơ một xã hội văn minh bình đẳng không phân biệt chủng tộc ...
Sau bốn mươi bảy năm (23/08/1963) kể từ ngày MLK phát động phong trào đòi quyền bình đẳng chủng tộc, nước Mỹ hôm nay đã có vị tổng thống da màu. Ba mươi lăm năm miền nam hoàn toàn giải phóng, miền nam dưới sự cai trị của đảng cộng sản đã làm được gì cho công bằng xã hội?? Không thể phủ nhận là có nhiều cởi mở nhưng vẩn còn không ít những bất công (không tiện ghi ra). Vâng, những điều bất công đó như là những chấm đen trên tờ giấy trắng nhưng tùy theo quan điểm chính trị, địa vị xã hội và lập trường tư duy mà người ta nhìn vào những chấm đen để phàn nàn hay phần giấy trắng xung quanh để cảm kích.
Nói tóm lại, có gì đâu một cái nắm tay hay một tờ lý lịch mà giết đi một con người, giết đi một tương lai rộng mở với bao nhiêu ước mơ hoài bảo chưa có cơ hội hoàn thành. Đất nước đã thống nhất 35 năm, bao nhiêu tương lai đã bị bức tử bởi tờ lý lịch đen bởi cha làm con chịu, thậm chí có trường hợp ông bà ăn mặn hôm nay cháu con phải uống nước, sự phân biệt này có bất công không? Xin để quá khứ được chôn vùi theo năm tháng. Hảy cùng hướng về tương lai một Việt Nam tươi sáng không còn cụm từ "gia đình có công ...", hay người có "nhân thân tốt" v.v. Chúng ta có quyền mơ như MLK đã mơ và mong cho giấc mơ của chúng ta thành hiện thực để tuổi trẻ con cháu chúng ta không phải gánh chịu những bất hạnh ông cha chúng.
TB² - April 4th, 2010
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 comments:
Đăng nhận xét